Người Anh từng đánh cắp bí mật vô giá khiến Trung Quốc điêu đứng ra sao?

Trung Quốc thống trị thị trường buôn bán trà cho đến khi Công ty Đông Ấn của đế quốc Anh phá thế độc quyền, bằng cách gửi một thương nhân đến Trung Quốc với nhiệm vụ đánh cắp hạt giống trà.

Trung Quốc thời nhà Thanh từng độc quyền xuất khẩu nhà trên toàn thế giới.

Trung Quốc thời nhà Thanh từng độc quyền xuất khẩu nhà trên toàn thế giới.

Theo SCMP, người Trung Quốc đã uống trà được khoảng 2.000 năm, bắt đầu từ thời Tây Hán, cho đến khi đồ uống này bắt đầu thu hút sự quan tâm của người Anh.

Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu trà sang châu Âu vào những năm 1600. Vào thời đó, Trung Quốc là nhà sản xuất trà duy nhất trên thế giới, độc quyền cung cấp số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu toàn cầu.

Người Anh đặc biệt thích uống trà nhập khẩu từ Trung Quốc. Nó trở thành đồ uống phổ biến trong giới thượng lưu. Vì là hàng nhập khẩu nên người bình thường coi trà là mặt hàng xa xỉ.

Một phần nhờ độc quyền xuất khẩu trà, Trung Quốc thời nhà Thanh nhanh chóng trở thành thế lực kinh tế lớn nhất thế giới đầu thế kỷ 19. Người Anh muốn phá vỡ thế độc quyền này, nên đã giao nhiệm vụ cho Công ty Đông Ấn, là cơ quan kiểm soát thuộc địa và phụ trách hoạt động buôn bán bông, lụa, nhuộm chàm, tiêu, trà và thuốc phiện.

Nhà thực vật học người Scotland Robert Fortune được chỉ định là người đến Trung Quốc bí mật thu thập các hạt giống cùng bí mật sản xuất để phá vỡ thế độc quyền của Trung Quốc.

Lá trà được sấy khô trước khi đem đi vận chuyển ở Trung Quốc năm 1874.

Lá trà được sấy khô trước khi đem đi vận chuyển ở Trung Quốc năm 1874.

Robert gây chú ý khi là người từng đến thăm các vườn trà tuyệt đẹp của Trung Quốc và ghi lại toàn bộ hành trình của mình trong cuốn sách được xuất bản năm 1847. Robert biết mức độ nguy hiểm của nhiệm vụ này khi trở lại Trung Quốc, nhưng vận chấp nhận vì mức thù lao lên tới 500 bảng Anh, gấp 5 lần mức lương hiện tại và lời hứa hẹn về quyền sở hữu thương mại đối với bất kỳ loại cây nào ông thu được trong chuyến đi.

Chính quyền Trung Quốc thời bấy giờ cấm người nước ngoài mua cây trà, nên Robert phải giả làm người dân địa phương, nói thành thạo tiếng Trung và không được để bất kỳ ai nghi ngờ.

Tháng 9.1848, Fortune đi từ Thượng Hải qua Hàng Châu đến các vùng trồng trà ở Chiết Giang và An Huy trong chuyến đi gian nan kéo dài ba tháng với hai phụ tá. "Tôi là người Trung Quốc đến từ một tỉnh nằm ngoài Vạn Lý Trường Thành", ông nói với những người dân địa phương.

Ở giai đoạn đỉnh điểm năm 1886, sản lượng trà của Trung Quốc lên tới 250.000 tấn, trong đó 134.000 tấn đem xuất khẩu, chiếm 62% toàn bộ mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc ở thời điểm đó. Đến năm 1949, sản lượng trà sản xuất ở Trung Quốc đã giảm chỉ còn 41.000 tấn, trong đó có 9.000 tấn xuất khẩu.

Sự thay đổi đó có sự đóng góp không nhỏ đến từ Robert. Tháng 10.1848, Robert đến một xưởng sản xuất trà xanh, chứng kiến quy trình và còn biết rằng các nhà sản xuất địa phương đã thêm chất phụ gia độc hại để khiến sản phẩm trông hấp dẫn hơn.

Robert cũng phát hiện ra rằng trà đen và trà xanh thực chất đều có nguồn gốc từ cùng một loại cây, khác nhau do công đoạn chế biến, dù các cây này thường được trồng ở những nơi khác nhau. Robert khám phá ba vùng trồng trà xanh, thu thập các mẫu hạt giống, ghi chú đầy đủ trước khi quay trở lại Thượng Hải vào tháng 1.1849.

"Tôi rất vui mừng khi thông báo rằng tôi đã mua được một lượng lớn hạt giống và cây non mà tôi tin tưởng sẽ đến Ấn Độ an toàn", Robert gửi thư về London.

Robert được ghi nhớ là người đánh cắp bí mật sản xuất trà của Trung Quốc.

Robert được ghi nhớ là người đánh cắp bí mật sản xuất trà của Trung Quốc.

Ban đầu, Robert cho các hạt giống vào bình thủy tinh kín, chuyển đến trụ sở của công ty Đông Ấn ở Ấn Độ. Nhưng đa số các hạt giống chết trong quá trình vận chuyển, số khác bị nấm mốc. Đây cũng là lúc Robert đến vùng trồng trà đen ở tỉnh Phúc Kiến. Người Anh chuộng trà đen Trung Quốc hơn là trà xanh.

Để khắc phục tình hình, Robert gieo các hạt giống cây trà để chúng nảy mầm rồi mới vận chuyển về Ấn Độ. Kết quả là người Anh bắt đầu trồng hàng loạt cây trà tại các đồn điền Ấn Độ. Hoạt động đánh cắp bí mật trồng trà của Robert hoàn toàn không bị chính quyền nhà Thanh phát hiện.

Robert rời Thượng Hải đến Hong Kong năm 1851, đem theo một vài nông dân Trung Quốc. Cả nhóm người bắt đầu một cuộc sống mới tại dãy Himalaya của Ấn Độ.

Chỉ trong quãng thời gian của một thế hệ, ngành công nghiệp sản xuất trà ở dãy Himalaya đã vượt xa cả Trung Quốc về quy mô và giá cả, theo SCMP. Các vườn trà Trung Quốc vì không cạnh tranh nổi, dần bị bỏ hoang, sản lượng giảm sút, khi người Hà Lan và Mỹ cũng sang Trung Quốc tìm công thức trồng và sản xuất trà riêng.

Ngành công nghiệp sản xuất trà ở Trung Quốc chỉ bắt đầu hồi phục sau khi CHND Trung Hoa được thành lập năm 1949. Đến nay, Trung Quốc đã quay lại trở thành nước sản xuất và xuất khẩu trà lớn nhất thế giới.

2 vạn quân Anh đại phá 20 vạn quân Thanh, TQ ôm nỗi hận ”hèn yếu”

Triều đình nhà Thanh giai đoạn thế kỷ 18 trở nên yếu đuối trước sự trỗi dậy của phương Tây, đánh dấu thời kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN