Nga, Mỹ có vi phạm hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân?

Phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tuần qua rằng Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus khiến giới quan sát liên kết đến việc tuân thủ hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Lâu nay Nga vẫn phàn nàn rằng các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Mỹ với năm đồng minh: Đức, Hà Lan, Bỉ, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm NPT, theo tờ The Guardian. Theo thỏa thuận, Mỹ lưu trữ bom trọng lực B61 (tổng cộng khoảng 100 quả) ở các quốc gia đó và phi công các nước này được huấn luyện để lái máy bay mang chúng trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân.

Tuy nhiên, theo The Guardian, thỏa thuận giữa Mỹ với châu Âu hay giữa Nga với Belarus về mặt kỹ thuật không vi phạm NPT. Lý do, thỏa thuận chia sẻ hạt nhân giữa Mỹ với các đồng minh và thỏa thuận giữa Nga với Belarus đã vượt qua các hạn chế của NPT bằng cách không chính thức chuyển giao quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân được lưu trữ cho chính phủ sở tại cho đến khi có chiến tranh.

Ngay ông Putin ngày 25-3 cũng có ý đề cập việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu nhưng không chuyển giao quyền kiểm soát là nhằm ngăn các nước châu lục này, như Đức, không phá vỡ các cam kết với tư cách là cường quốc phi hạt nhân và điều Nga làm với Belarus cũng tương tự.

Tuy nhiên, đối với các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân và những người ủng hộ kiểm soát vũ khí hạt nhân, các thỏa thuận của cả Nga và Mỹ một sự né tránh và đi ngược lại tinh thần của NPT, theo The Guardian.

Với Mỹ, chính quyền Tổng thống Barack Obama từng dự tính rút B61 khỏi châu Âu như một động thái tiến tới giải trừ quân bị. Tuy nhiên, một số đồng minh châu Âu phản đối bất kỳ động thái nào có thể cho thấy chiếc ô hạt nhân ngày càng mỏng đi và sau đó quan hệ giữa phương Tây với Nga lại xấu đi. Thay vì bị loại bỏ, những quả bom này đã được hiện đại hóa và phiên bản mới, B61-12, đang trong quá trình chuyển giao cho châu Âu.

Với Nga, tuần trước ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra tuyên bố chung yêu cầu “tất cả quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nên kiềm chế triển khai vũ khí hạt nhân ở nước ngoài và rút vũ khí hạt nhân đã triển khai ở nước ngoài”. Tuy nhiên, thông báo của ông Putin rằng sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược đến Belarus cho thấy quan điểm về nguyên tắc này đã thay đổi, theo The Guardian.

Nguồn: [Link nguồn]

Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ đe dọa thường trực từ các tàu ngầm hạt nhân uy lực của Nga

Một tư lệnh cấp cao quân đội Mỹ gần đây nêu mối lo ngại về khả năng một trong những mẫu tàu ngầm uy lực nhất của Nga có thể hoạt động thường trực ở vùng biển ngoài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THIÊN ÂN ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN