Nga huy động 10 chiếc Tu-95MSM đồng loạt dội siêu tên lửa Kh-101 vào Ukraine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ngày 26/5, Nga đã huy động 10 máy bay ném bom Tu-95MSM để thực hiện một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa hành trình Kh-101, nhằm vào các mục tiêu tại Ukraine.

6 chiếc Tu-95MSM xuất phát từ căn cứ không quân Olenya, nằm trên Bán đảo Kola gần biên giới Phần Lan, trong khi 4 chiếc còn lại cất cánh từ căn cứ Engels ở miền Trung nước Nga, phía đông Saratov.

Oanh tạc cơ Tu-95MSM mang theo 8 tên lửa hành trình Kh-101/2. (Nguồn: MW)

Oanh tạc cơ Tu-95MSM mang theo 8 tên lửa hành trình Kh-101/2. (Nguồn: MW)

Sau khi được phóng đi, các tên lửa Kh-101 được ghi nhận bay qua khu vực Kharkiv, nơi Nga gần đây đã tăng cường lực lượng mặt đất thêm hàng chục nghìn binh sĩ, rồi tiếp tục vượt qua tỉnh Sumy, khu vực Poltava và hướng về thủ đô Kiev của Ukraine.

Tu-95 hiện là lực lượng chủ lực trong biên chế máy bay ném bom chiến lược của Nga, với khoảng 60 chiếc đang hoạt động, chia thành ba phi đội. Mỗi chiếc Tu-95MSM có thể mang tới tám tên lửa hành trình Kh-101 trên các giá treo bên ngoài.

Kh-101 có tầm bắn vượt quá 5.000 km, được trang bị công nghệ tàng hình trước radar, mồi bẫy điện tử tích hợp và đầu đạn nặng khoảng 400 kg.

Từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, tên lửa Kh-101 đã được sử dụng thường xuyên bởi các máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cao và tải trọng mang theo không lớn, hiệu quả kinh tế của loại tên lửa này khi so với các loại vũ khí tầm ngắn hơn từ trên không và mặt đất đang bị đặt dấu hỏi.

Dù vậy, các báo cáo hồi đầu tháng 5 cho biết Nga dự kiến sẽ nâng sản lượng Kh-101 lên khoảng 600 quả mỗi năm kể từ năm 2025.

Đợt tấn công bằng Tu-95MSM lần này diễn ra sau khi Ukraine mở cuộc tấn công bằng 1.177 máy bay không người lái (UAV) nhằm vào lãnh thổ Nga, trong đó 788 chiếc bị Nga tuyên bố đã bắn hạ. Đáp trả, Nga tiến hành một đợt tấn công bằng UAV quy mô lớn vào ngày 18/5, sử dụng 273 UAV Shahed-136 cùng các thiết bị mồi nhử.

Các máy bay Tu-95MS được sản xuất trong giai đoạn 1981–1993, khiến chúng trở thành dòng oanh tạc cơ có tuổi đời tương đối mới so với phần lớn các máy bay ném bom hiện đang được biên chế ở phương Tây, ngoại trừ phi đội 18 chiếc B-2 của Mỹ.

Từ năm 2009, Nga bắt đầu chương trình nâng cấp lên phiên bản Tu-95MSM, tích hợp động cơ cánh quạt NK-12MPM, loại động cơ tuốc bin cánh quạt mạnh nhất thế giới, cùng cánh quạt mới, giúp nâng cao khả năng mang tải và mở rộng tầm bay.

Nhờ các nâng cấp này, tải trọng vũ khí của Tu-95MSM đã tăng gấp đôi, đồng thời máy bay cũng trở nên tương thích với cả Kh-101 và phiên bản mang đầu đạn hạt nhân Kh-102.

Dù không hiện đại bằng dòng Tu-160M mới đang được sản xuất, Tu-95MSM vẫn được đánh giá cao nhờ chi phí vận hành thấp và dễ bảo trì, giúp duy trì tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu ở mức cao. Tên lửa Kh-101 và Kh-102 với tầm bắn rất xa, cho phép các máy bay ném bom này thực hiện nhiệm vụ tấn công từ khoảng cách an toàn, dù chúng có tốc độ chậm và tiết diện radar lớn.

Nga đang phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới với khả năng tàng hình vượt trội theo chương trình PAK DA. Dự kiến, dòng máy bay mới này sẽ thay thế dần phi đội Tu-95MSM vào cuối những năm 2030 hoặc đầu thập niên 2040.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng về vụ việc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Minh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN