Mỹ vung tiền giải cứu quốc gia "sân sau" khỏi "bẫy nợ" TQ

Chi hàng tỷ USD giúp quốc gia này trả nợ là hành động mới nhất của Mỹ nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Trung Quốc, theo Asia Times.

Mỹ giúp Ecuador trả một phần nợ cho Trung Quốc (ảnh: Aisia Times)

Mỹ giúp Ecuador trả một phần nợ cho Trung Quốc (ảnh: Aisia Times)

Mới đây, Mỹ quyết định xuất “hầu bao”, thanh toán một phần khoản nợ của Ecuador với Trung Quốc để giúp quốc gia Mỹ Latinh này đoạn tuyệt hoàn toàn quan hệ với các hãng viễn thông Trung Quốc.

Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) mới cấp cho Ecuador số tiền 2,8 tỷ USD. Số tiền này sẽ được dùng chi trả một phần khoản nợ của quốc gia Nam Mỹ với Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, động thái mới nhất từ DFC mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế. Sự phát triển kinh tế của Ecuador sau khoản viện trợ chỉ là thứ yếu. Điều quan trọng nhất là Mỹ muốn loại ảnh hưởng của Trung Quốc khỏi chính trị Mỹ Latinh.

Năm 2018, DFC được thành lập. Tập đoàn này là nòng cốt của dự án “Tăng trưởng châu Mỹ” mà Bộ Ngoại giao Mỹ phát triển.

Mục tiêu của dự án đặc biệt trên là sử dụng nguồn vốn từ chính phủ Mỹ, có hỗ trợ của cả khối tư nhân, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở toàn bộ khu vực Tây bán cầu.

Từ năm 2018, Ecuador đã phải vật lộn để cố gắng trả các khoản vay trị giá 19 tỷ USD cho Trung Quốc. Ecuador dùng tiền vay Trung Quốc để xây dựng con đập Coca Codo Sinclair gây tranh cãi cùng các dự án cầu, đường cao tốc, thủy lợi.

Đập Coca Codo Sinclair do Trung Quốc xây dựng giúp Ecuador bị hư hỏng chỉ sau vài năm đưa vào sử dụng, dù chi phí đầu tư lên tới 2,6 tỷ USD. Con đập khiến Ecuador ngập sâu trong nợ nần. Hầu hết các quan chức cấp cao Ecuador có liên quan tới việc xây dựng con đập đều phải ngồi tù hoặc bị cách chức vì cáo buộc tham nhũng.

Bất chấp các khoản nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ecuador tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc vào tháng 12.2018. Nước này lập tức vay thêm 900 triệu USD từ Trung Quốc.

Trong khi dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới, khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Ecuador được cho là đang nợ nước ngoài số tiền 52 tỷ USD.

Giữa năm 2020, Ecuador cố gắng vay thêm Trung Quốc tiền để thanh toán một phần khoản nợ nói trên. Giá dầu sau đó giảm sâu khiến Ecuador gần như không còn khả năng trả nợ cho Bắc Kinh.

Để tạm thời gia hạn thời gian trả nợ, Ecuador phải để cho các công ty Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Alibaba và BYD mở rộng hoạt động.

Những khoản vay của Trung Quốc cho các nước đang phát triển thường kèm theo lợi ích về kinh tế, chính trị, thậm chí là quân sự, đã nhiều lần bị Mỹ chỉ trích là “bẫy nợ”.

Đập Coca Codo Sinclair do Ecuador xây bằng tiền vay Trung Quốc hư hỏng và chỉ hoạt động được tối đa 50% công suất (ảnh: NY Times)

Đập Coca Codo Sinclair do Ecuador xây bằng tiền vay Trung Quốc hư hỏng và chỉ hoạt động được tối đa 50% công suất (ảnh: NY Times)

Tuy nhiên, với việc được Mỹ giúp trả nợ, Ecuador đã đồng ý tham gia chương tình “Mạng lưới sạch (Clean Network)” để loại các công ty Trung Quốc khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông của mình.

Việc Mỹ giúp Ecuador trả nợ diễn tra ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 2 tới ở quốc gia Mỹ Latinh. Mỹ dường như muốn chính quyền mới của Ecuador thực hiện chính sách thân Washington và đối phó Trung Quốc, theo Asia Times.

“Chúng tôi tự hào hợp tác với Ecuador để đẩy mạnh quan hệ và các dự án chiến lược với một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Tây Bán cầu”, Adam Boehler – Giám đốc điều hành của DFC – nói.

Ông Boehler – người được cựu Tổng thống Trump tín nhiệm – nhiều khả năng sẽ bị ông Biden thay thế trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thỏa thuận trả nợ giúp Ecuador của Mỹ vẫn được giữ nguyên.

“Việc trả nợ giúp Ecuador không phải là ưu tiên của riêng đảng Dân chủ hay Cộng hòa, mà là ưu tiên của nước Mỹ”, ông Boehler nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ kế hoạch “lật kèo” bầu cử chưa từng được công bố của ông Trump

Nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử, ông Trump suýt khiến dư luận Mỹ có một phen “hoa mắt chóng mặt” vì liên tục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Aisia Times ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN