Mỹ làm rõ kế hoạch áp giá trần dầu thô Nga

Bộ Tài chính Mỹ ngày 22/11 đã cập nhật hướng dẫn chi tiết cho các công ty Mỹ tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động buôn bán dầu Nga.

Mỹ và EU sẽ tiến tới áp giá trần dầu thô Nga kể từ ngày 5/12.

Mỹ và EU sẽ tiến tới áp giá trần dầu thô Nga kể từ ngày 5/12.

Chính phủ Mỹ thông báo các công ty tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển và cung cấp bảo hiểm đối với dầu Nga sẽ phải tuân thủ quy định áp giá trần hoặc đối mặt nguy cơ bị trừng phạt, báo Nga RT cho biết.

Bộ Tài chính Mỹ nói các công ty Mỹ chỉ được phép tham gia vào chuỗi cung ứng dầu Nga nếu lượng dầu được mua với giá "dưới giá trần". Mức giá trần cụ thể được cho là sẽ dao động ở mức 60 - 70 USD/thùng, thấp hơn mức giá trên thế giới hiện nay là 88 USD/thùng.

Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh rằng, quy định áp giá trần mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt từ ngày 5/12 tới, "nhằm duy trì nguồn cung cấp dầu đáng tin cậy cho thị trường toàn cầu”, đồng thời trừng phạt Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Các hướng dẫn mới áp dụng cho các công ty trong một số ngành liên quan, bao gồm vận chuyển, kinh doanh hàng hóa, tài chính, bảo hiểm... Những công ty vi phạm sẽ đối mặt với án phạt từ Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài - cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Mỹ, có nhiệm vụ quản lý và thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế, thương mại để hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ.

Hướng dẫn nêu rõ rằng, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không bị phạt nếu dầu Nga được vận chuyển trước thời hạn chót 5/12 và đến điểm cuối trước ngày 19/1/2023.

Các nhà cung cấp dầu Mỹ vẫn sẽ bị cấm nhập khẩu dầu Nga vào Mỹ sau khi quy định về giá trần có hiệu lực. Ở châu Âu, EU sẽ cấm nhập khẩu dầu Nga qua đường biển từ ngày 5/12.

Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói, Washington kì vọng "liên minh các quốc gia áp giá trần", gồm nhóm G7, EU và Úc, sẽ đưa ra các quy định tương tự như Mỹ trong vài ngày tới.

Nga đã nhiều lần cảnh báo sẽ ngừng cung cấp dầu cho các quốc gia áp đặt quy định giá trần, khẳng định giá dầu là do thị trường thế giới quyết định và phương Tây không có quyền can thiệp.

"Giá dầu nên được quyết định dựa trên sự cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu trên thị trường. Việc áp đặt quy định giá trần tạo ra tiền lệ xấu có thể được mở rộng, áp đặt cho các nhà cung cấp khác ngoài Nga", Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak hồi tháng trước nói, theo RT.

Các quốc gia mua phần lớn dầu của Nga như Ấn Độ và Trung Quốc cho đến nay vẫn thực hiện giao dịch như bình thường và không hưởng ứng lời kêu gọi từ Mỹ.

Hệ quả từ quy định áp giá trần mà Mỹ và EU áp đặt hiện vẫn chưa rõ ràng. Nga đã chuẩn bị đội tàu chở dầu quy mô để tự vận chuyển dầu tới các đối tác, cũng như tìm kiếm thêm các đối tác mới, không chịu sự ràng buộc từ phương Tây.

Nguồn: [Link nguồn]

Lệnh cấm dầu Nga của EU bất ngờ giáng đòn nặng nề vào Mỹ

EU đã ra lệnh cấm dầu Nga đúng vào thời điểm cực kỳ không phù hợp với Mỹ, khi tồn kho sản phẩm chưng cất bao gồm dầu diesel và dầu sưởi đang ở mức thấp nhất trong nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN