Mỹ: Gần 700 trẻ em tử vong trong ô tô và lời cảnh báo với người lớn

Thống kê trong hơn 20 năm qua ở Mỹ cho thấy, hơn 690 trẻ tử vong vì bị bỏ quên trong ô tô đóng kín, đồng nghĩa cứ 10 ngày "tử thần" lại lấy mạng một đứa trẻ.

Hàng trăm trẻ em tử vong do bị quên trên ô tô đóng kín xảy ra tại Mỹ trong hơn 20 năm qua

Hàng trăm trẻ em tử vong do bị quên trên ô tô đóng kín xảy ra tại Mỹ trong hơn 20 năm qua

Cục quản lý Giao thông quốc gia Mỹ mới đây cảnh báo phụ huynh và những người trông trẻ "luôn luôn kiểm tra ghế sau trước khi rời xe và khóa cửa xe khi không có người trông coi". Cảnh báo này được đưa ra sau khi số trẻ em chết trong xe đóng kín đến tháng 6/2019 là 18 trẻ.

Hôm 9/7, con số này tăng lên 19 khi một bé 3 tuổi tử vong vì bị quên trong ô tô khóa kín, không điều hòa, đỗ trong khuôn viên đại học Nam Indiana, theo văn phòng cảnh sát trưởng hạt Vanderburgh.

Đứa trẻ được bố phát hiện lúc 13h45 (giờ địa phương) sau khi rời ô tô từ sáng sớm cùng ngày. Nhiệt độ tại khu vực thời điểm đó là 31 độ C, theo Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ.

Năm 2018, nước Mỹ có 52 trẻ tử vong vì vô tình bị "nhốt" trong ô tô nóng nực, đánh dấu năm chết chóc nhất trong lịch sử những cái chết liên quan đến việc bị bỏ quên trong ô tô khóa kín. Độ tuổi trung bình của các nạn nhân là khoảng 21 tháng tuổi.

Hội đồng An toàn quốc gia Mỹ (NSC) cho biết có 3 trường hợp chính dẫn đến cái chết của trẻ em khi bị quên trong ô tô, gồm người lớn quên con đang ở trong xe, đứa trẻ mò được vào trong xe mà người lớn không hay biết và người lớn cố tình để trẻ trong xe.

Trung sĩ Nick Street, thuộc Sở An toàn Công cộng Utah, cho biết, phần lớn cái chết là kết quả của việc cha mẹ quên rằng con họ đang ở trong xe. Khoảng 27% các trường hợp liên quan đến việc trẻ con lẻn vào trong ô tô và bị khóa bên trong.

"Những thảm kịch như này xảy ra quá thường xuyên. Chúng thường rất đau lòng vì xảy ra với đối tượng trẻ em và nguyên nhân chính từ sự tắc trách của người thân. Chúng là lời nhắc nhở cho chúng ta về sự nguy hiểm của việc để trẻ một mình trong chiếc xe bị khóa kín", Cambree Applegate, giám đốc tổ chức An toàn Trẻ em Utah, chia sẻ.

Quay trở lại 30 năm trước, các vụ việc trẻ tử vong vì bị quên trong ô tô rất hiếm. Thực tế, năm 1990, 5 trẻ em chết khi vô tình bị "nhốt" trong xe. Khoảng 5 năm sau, con số này tăng lên 25.

Hiệu ứng nhà kính bên trong ô tô

Nhiệt độ bên trong xe có thể tăng cao chỉ trong vài phút kể từ khi đỗ xe

Nhiệt độ bên trong xe có thể tăng cao chỉ trong vài phút kể từ khi đỗ xe

Theo trang KidsAndCars, có một "hiệu ứng nhà kính" xảy ra bên trong ô tô khi nó bị đóng kín. Ngay cả khi cửa sổ bị vỡ, nhiệt độ bên trong xe có thể đạt tới 54 - 76 độ C chỉ trong vài phút. Khoảng 80% số nhiệt độ tăng này diễn ra trong 10 phút đầu tiên kể từ khi đỗ xe.

Dave Heaton, nhân viên thuộc sở Y tế công cộng tây nam Utah, cho hay, ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài chỉ là 26 độ C, bên trong ô tô đóng kín nhiệt độ vẫn có thể cao hơn rất nhiều. Heaton cho biết mức nhiệt độ này có thể khiến trẻ bị say nắng dẫn đến tử vong.

Vì sao say nắng khiến trẻ dễ tử vong hơn người lớn?

Cơ thể trẻ sẽ nóng nhanh hơn người lớn từ 3 đến 5 lần khiến trẻ dễ bị tổn thương hơn

Cơ thể trẻ sẽ nóng nhanh hơn người lớn từ 3 đến 5 lần khiến trẻ dễ bị tổn thương hơn

Theo Cục quản lý An toàn giao thông đường bộ quốc gia Mỹ, cơ thể trẻ em nóng nhanh gấp từ 3 đến 5 lần so với người lớn. Điều này khiến trẻ dễ bị tổn thương do say nắng hơn người lớn.

Cơ thể sẽ được làm mát bằng mồ hôi nhưng nó chỉ xảy ra khi không khí lưu thông. Trong một chiếc xe đóng kín và điều hòa không hoạt động, việc không khí lưu thông chắc chắn không xảy ra.

Đáng nói, tuyến mồ hôi của trẻ phát triển theo tuổi. Nói cách khác, trẻ càng nhỏ, tuyến mồ hôi càng kém phát triển.

Nhiệt độ trong xe tăng nhanh sẽ khiến khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ kém đi. Kết quả là nạn nhân bị sốc nhanh chóng và máu sẽ không được lưu thông tới các cơ quan quan trọng.

Các cơ quan này sẽ ngừng hoạt động khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 40 độ C và khi lên tới 42 độ C, trẻ sẽ tử vong, theo Heaton. Nhân viên thuộc sở Y tế công cộng tây nam Utah còn nhấn mạnh mức nhiệt độ này không mất nhiều thời gian khi trẻ ở trong ô tô đóng kín.

Tâm lý chủ quan của người lớn

Tâm lý chủ quan của phụ huynh khiến họ dễ quên con cái đang ở trong xe

Tâm lý chủ quan của phụ huynh khiến họ dễ quên con cái đang ở trong xe

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi David Diamond, giáo sư tâm lý học thuộc đại học Nam Florida, có một số yếu tố tâm lý khiến người lớn dễ quên trẻ con trong ô tô.

Ông Diamond cho rằng não người đôi khi có thể không nhớ việc phải làm trong tương lai gần như gọi điện thoại cho bạn bè sau bữa trưa hoặc dừng trước cửa hàng mua đồ trên đường về nhà sau giờ làm. Điều này xảy ra khi não bạn bật chế độ tự động, tức là làm những gì bạn làm hằng ngày theo thói quen mà không tính đến những phát sinh.Nghiên cứu mở rộng cho thấy việc hay quên này có thể do bạn bị căng thẳng hoặc thiếu ngủ.

Thiết kế của ghế ngồi trong ô tô và cách sử dụng cũng là yếu tố khiến người lớn dễ quên trẻ con có mặt trong ô tô. Ghế ngồi phía sau xe khi có trẻ con và khi không có chúng rất giống nhau, cộng với việc trẻ con hay ngủ khiến nhiều người dễ mắc sai lầm.

Tâm lý chủ quan của cha mẹ cũng đáng phải nhắc nhở. Hầu hết cha mẹ đều nghĩ tai nạn sẽ không xảy đến với họ cho đến khi nó xảy ra, giáo sư Diamond cho hay.

NSC cho rằng cách tốt nhất để giảm rủi ro quên trẻ trong ô tô là tuân thủ thói quen an toàn và không bị phân tâm vì việc khác khi xuống xe. Ngoài ra, việc đặt ví, cặp hay giày ở ghế sau cũng là cách để người lớn luôn nhìn ra ghế sau trước khi họ xuống xe.

Trẻ tử vong trên xe đưa đón đến trường: Điểm trùng hợp trong nhiều vụ đau lòng

Vụ việc bé trai tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh ở Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Trên thế giới, không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - St George News ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN