Mỹ hỗ trợ Ukraine 1,2 tỷ USD, các tập đoàn quốc phòng Mỹ hưởng lợi nhất

Số tiền 1,2 tỷ USD chảy vào túi ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ để sản xuất các hệ thống phòng không, đạn được và trang thiết bị hỗ trợ khác.

Đạn pháo cỡ 155mm được sản xuất tại một nhà máy ở bang Pennsylvania, quê nhà của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Đạn pháo cỡ 155mm được sản xuất tại một nhà máy ở bang Pennsylvania, quê nhà của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Các nhà thầu quân sự Mỹ sẽ được trao hợp đồng với tổng trị giá 1,2 tỷ USD để sản xuất hệ thống phòng không và đạn pháo cho quân đội Ukraine, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 9/5 thông báo, theo báo Nga RT.

Lầu Năm Góc mô tả khoản hỗ trợ sẽ "cung cấp thêm hệ thống phòng không, đạn chống máy bay không người lái (UAV), đạn pháo 155mm và các trang thiết bị tích hợp hệ thống phòng không vào mạng lưới của quân đội Ukraine, cũng như phục vụ huấn luyện, bảo trì và các hoạt động khác".

Lầu Năm Góc nói khoản hỗ trợ mới nhằm đáp ứng “những yêu cầu cấp bách nhất” của Ukraine bằng cách củng cố hệ thống phòng không và duy trì năng lực pháo binh của Kiev.

Tuy nhiên, gói hỗ trợ trị giá 1,2 tỷ USD được cung cấp theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine và được giải ngân một cách từ từ.

Đạn dược và vũ khí cần có thời gian để các nhà thầu quốc phòng Mỹ sản xuất, khác với các gói hỗ trợ mà Mỹ rút thẳng từ kho dự trữ để chuyển tới Ukraine.

Lầu Năm Góc nói tuyên bố ngày 9/5 phản ánh "sự khởi đầu của quá trình ký kết hợp đồng" với các nhà thầu quốc phòng. Hiện tại, nhiều vũ khí mà Mỹ cam kết hỗ trợ Ukraine trên thực tế vẫn chưa được cung cấp, bao gồm xe tăng chủ lực M1 Abrams.

Gói hỗ trợ mới nâng tổng mức viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên 37,6 tỷ USD, trong đó có 700 triệu USD là khoản hỗ trợ trước khi xung đột nổ ra.

Thông báo của Lầu Năm Góc được đưa ra khi căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát chưa được giải quyết. Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công lên tới hơn 31 nghìn tỷ USD và nước Mỹ có thể vỡ nợ nếu Quốc hội Mỹ không nâng trần nợ công trước thời hạn chót vào ngày 1/6.

Hạ viện Mỹ muốn chính phủ thắt chặt chi tiêu, giảm bớt các khoản chi không cần thiết để đổi lấy sự đồng thuận về nâng trần nợ công. Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện vẫn chưa đồng ý với đề nghị của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy.

Ông McCarthy từng tuyên bố rằng không phản đối việc Washington hỗ trợ Kiev, nhưng cần đảm bảo rằng các khoản chi được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích.

Nguồn: [Link nguồn]

”Hô biến” siêu xe Porsche thành xe quân sự, giao cho chỉ huy Ukraine

Car4Ukraine – nhóm tình nguyện ở Ukraine – đã biến siêu xe Porsche Cayenne SUV 3.0 thành xe quân sự và gửi tới chiến trường Bakhmut.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN