Mỹ đau đầu đối phó tàu ngầm không người lái hạt nhân Nga

Theo hãng tin AP ngày 14/1, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra bản dự thảo chiến lược hạt nhân...

Mỹ đau đầu đối phó tàu ngầm không người lái hạt nhân Nga - 1

Mỹ đang đề ra chiến lược hạt nhân, trong đó tìm kiếm vũ khí mới để ứng phó Nga

Theo hãng tin AP ngày 14/1, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra bản dự thảo chiến lược hạt nhân mới để bảo vệ đồng minh của Mỹ ở châu Âu trước mối đe dọa phương tiện không người lái mang vũ khí hạt nhân do Nga chế tạo.

Vũ khí khủng khiếp của Nga

Bản dự thảo Chiến lược hạt nhân của Lầu Năm Góc do ông Trump yêu cầu tiến hành đã xác nhận sự tồn tại của một phương tiện không người lái hạt nhân, hoạt động dưới nước do Nga chế tạo và vận hành. Phương tiện này với tên gọi Status-6, được xem là một loại tàu ngầm không người lái trang bị hạt nhân của Nga (được phát triển từ ngư lôi hạt nhân).

Theo những tài liệu ít ỏi mà quân đội Mỹ có được về Status-6, phương tiện này có thể mang đầu đạn nguyên tử có sức công phá tới 100 Megatone. Khi phát nổ, vũ khí khủng khiếp này có thể tạo ra cơn sóng thần cao tới 500m nhấn chìm cơ sở hạ tầng ven biển của đối phương. Vũ khí này có tầm hoạt động tới 10.000km, lặn sâu 1.000m dưới đáy đại dương và tốc độ hải trình tới 100 hải lý/giờ.

Cuối năm 2016, Lầu Năm Góc đã lên tiếng xác nhận về sự tồn tại của chương trình phát triển Status-6 và khẳng định trong tháng 11/2016, nguyên mẫu Status-6 đã tham gia thử nghiệm với tàu ngầm lớp Sarov.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, đây là loại vũ khí đặc biệt có thể đối trọng với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong tương lai. Status-6 sẽ đóng vai trò như một loại vũ khí răn đe của Moscow, bởi nó có thể vượt qua mọi tuyến phòng thủ và thiệt hại nó gây ra khiến bất kỳ quốc gia nào cũng phải e ngại.

Bản dự thảo chiến lược trên được tờ Huffington Post công bố trực tuyến cuối tuần qua. Tuy nhiên, tài liệu này chưa hoàn chỉnh và chưa được phê duyệt bởi Tổng thống Trump, người đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc soạn thảo những văn kiện này từ khi mới nhậm chức vào tháng 1/2017.

Theo ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân của Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, thế lực của Moscow đã gây ra những lo ngại ở phương Tây do sự can thiệp của nước này ở Ukraine. Vì thế, chính quyền Hoa Kỳ đang cố gắng vượt qua các mối đe dọa từ Nga và tìm vũ khí mới để đối phó với Status-6.

Chiến lược mới gồm những gì?

Bản thảo về chính sách hạt nhân được biết đến chính thức như bản “đánh giá tình hình hạt nhân”, đưa ra lập trường hạt nhân có tính đối đầu và hiếu chiến hơn. Đây là cuộc đánh giá đầu tiên về tình hình hạt nhân kể từ năm 2010 và nằm trong các nghiên cứu về chiến lược an ninh được thực hiện kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Theo hãng tin AP, bản thảo tái khẳng định chính sách hạt nhân của nguyên Tổng thống Barack Obama, bao gồm cam kết thay thế tất cả các thành phần then chốt của kho vũ khí hạt nhân bằng những chủng loại vũ khí mới và hiện đại hơn trong hai thập kỷ tới.

Dự kiến, học thuyết hạt nhân ông Trump ​​sẽ được công bố vào đầu tháng 2 tới, tiếp theo là một chính sách liên quan đến vai trò và sự phát triển của hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ chống lại các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Triều Tiên đang rơi vào vòng xoáy có thể dễ dẫn đến xung đột quân sự thực sự.

Giống như ông Obama, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump cân nhắc việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ trong “tình huống cực đoan” nhưng vẫn duy trì một mức độ mơ hồ về ý nghĩa thế nào là tình huống này.

Ở thời điểm hiện tại, ông Trump nhìn thấy một vai trò đầy thách thức hơn đối với các loại vũ khí hạt nhân mà điều này đã được phản ánh trong kế hoạch phát triển các vũ khí mới để ứng phó với cái mà Washington gọi là để “đối phó Nga ở châu Âu”.

Chính vì vậy, chính quyền của ông Trump đề xuất một giải pháp hai bước. Đầu tiên, Mỹ sẽ điều chỉnh một số lượng nhỏ các tên lửa đạn đạo tầm xa hiện có của tàu ngầm chiến lược Trident để lắp các đầu đạn hạt nhân có kích thước nhỏ hơn.

Tiếp theo, trong dài hạn, Mỹ sẽ phát triển một tên lửa hành trình phóng trên biển có đầu đạn hạt nhân - tái thiết lập một vũ khí tồn tại trong Chiến tranh Lạnh nhưng đã được chính quyền Obama đánh giá thấp vào năm 2011. Cả hai bước này nhằm ngăn cản cái gọi là “sự xâm lược khu vực” của Nga.

Không những thế, vai trò vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã tăng lên từ khi Triều Tiên phát triển kho vũ khí hạt nhân nhằm vào Mỹ. Các tác giả của học thuyết hạt nhân Trump cho rằng, việc bổ sung các năng lực hạt nhân mới của Mỹ để ngăn cản Nga ở châu Âu sẽ làm giảm nguy cơ chiến tranh.

Họ lo ngại các loại tiêm kích có thể mang bom đạn hạt nhân hiện đang là lực lượng duy nhất ở châu Âu để đối phó với Nga đã trở nên “yếu thế”. Do đó, chiến lược mới tập trung vào việc bổ sung các vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ khởi động trên biển.

Các nhà quan sát chiến lược cho rằng, bằng cách đảm bảo rằng “những kẻ thù tiềm năng” không thấy có lợi ích gì trong việc tăng cường xung đột thông thường lên cấp độ hạt nhân thì sẽ làm cho xung đột hạt nhân ít có khả năng xảy ra hơn.

Tàu ngầm quái vật của Nga- Vũ khí đáng sợ chưa từng có

Truyền thông Mỹ đã gọi các tàu ngầm Nga lớp Akula là “tàu ngầm-quái vật“, một trong những “vũ khí đáng sợ nhất từng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dương (Báo giao thông)
Quan hệ Nga - Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN