Mặc chính quyền đang "đấu" Mỹ, dân TQ ùn ùn kéo đến siêu thị bán lẻ Mỹ ngày đầu mở cửa

Hàng nghìn người dân Trung Quốc ùn ùn đổ xô đến siêu thị của thương hiệu bán lẻ Mỹ Costco tại Thượng Hải trong ngày đầu tiên mở bán tại quốc gia tỷ dân này, đến nỗi siêu thị phải khuyến cáo khách "đừng đến nữa".

Siêu thị của hãng bán lẻ Costco nhanh chóng "cháy hàng" trong ngày đầu mở của tại Thượng Hải (Ảnh: Hector Retamal)

Siêu thị của hãng bán lẻ Costco nhanh chóng "cháy hàng" trong ngày đầu mở của tại Thượng Hải (Ảnh: Hector Retamal)

Dù đây mới chỉ là đại lý đầu tiên của Costco được mở bán tại Trung Quốc, nhưng nó đã nhanh chóng trở nên quá tải ngay trong ngày đầu khai trương vào hôm thứ Ba vừa qua (27.8).

“Siêu thị đã trở nên tắc nghẽn bởi quá đông người,” Costco cho biết trong một tin nhắn cảnh báo đến các thành viên của mình ở Trung Quốc, “Để cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm tốt hơn, Cotsco sẽ ngừng việc kinh doanh vào trưa hôm nay. Xin quý khách đừng đến nữa.”

Cảnh sát đã phải được điều động để khôi phục lại trật tự và kiểm soát tình trạng giao thông ùn tắc bên ngoài siêu thị, trong khi các lực lượng chức năng khác yêu cầu người dân giữ bình tĩnh.

“Vì sự an toàn của các bạn, chúng tôi hy vọng những công dân nào muốn đến Costco có thể duy trì thái độ tiêu dùng hợp lý và tránh việc ra ngoài trong những giờ cao điểm. Còn những ai đã đến đây thì phải tuân thủ các quy định,” cảnh sát Thượng Hải cho biết trong một thông báo được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo, kèm theo ảnh chụp một biển hiệu đặt bên ngoài siêu thị của Costco có nội dung: “Bãi đỗ xe đã đầy. Vui lòng chờ thêm 3 tiếng nữa.”

Biển hiệu tại Costco có nội dung “Bãi đỗ xe đã đầy. Vui lòng chờ thêm 3 tiếng nữa.” được đăng tải trên trang Weibo của cảnh sát Thượng Hải (Ảnh: The Poper)

Biển hiệu tại Costco có nội dung “Bãi đỗ xe đã đầy. Vui lòng chờ thêm 3 tiếng nữa.” được đăng tải trên trang Weibo của cảnh sát Thượng Hải (Ảnh: The Poper)

Con đường dài phía trước

Dù đã có hơn 5 năm hiện diện trực tuyến tại Trung Quốc, thông qua kênh đối tác với công ty giao dịch điện tử Alibaba của nước này, song việc mở một siêu thị đầu tiên tại quốc gia tỷ dân mới thực sự dấu mốc quan trọng của Costco.

Chương trình đăng ký thành viên theo năm của Costco, chiếm phần lớn doanh thu của hãng này, cũng rẻ hơn tại Trung Quốc, khi chỉ có giá 42 đô la so với 60 đô la tại Mỹ.

Costco từ lâu đã nổi tiếng tại Trung Quốc thông qua hình thức mua bán trực tuyến 

Costco từ lâu đã nổi tiếng tại Trung Quốc thông qua hình thức mua bán trực tuyến 

Nhưng bất chấp cơn sốt tại Thượng Hải, hãng bán lẻ của Mỹ sẽ phải chứng minh mình có thể bám trụ trong thời gian dài, khi phải cạnh tranh không chỉ với các đối thủ trên toàn cầu như Walmart hay những “tay to” tại Trung Quốc như Alibaba hay JD.com, mà còn phải đối mặt với những thay đổi kinh tế nhanh chóng và một ngành công nghiệp bán lẻ trực tuyến đang lên của nước này.

“Đang có một thị trường lớn đầy tiềm năng của Costco tại Trung Quốc, do giá trị của thương hiệu này trong các chiến lược về tiền mặt đều rất hấp dẫn đối với nhiều đối tượng người tiêu dùng trung lưu,” Bà Michelle Huang, chuyên gia phân tích của ngân hàng Rabobank tại Thượng Hải, cho biết, “Costco có thể thành công về mặt đường dài hay không phụ thuộc vào việc thương hiệu này thích ứng tốt như thế nào với bối cảnh bán lẻ đầy năng động của Trung Quốc.”

Phấn khích trong ngày đầu

Không gian dành cho người mua sắm trong siêu thị đã trở nên chật chội vì người đến mua quá đông và chở theo quá nhiều xe đồ hàng (Ảnh: CNN)

Không gian dành cho người mua sắm trong siêu thị đã trở nên chật chội vì người đến mua quá đông và chở theo quá nhiều xe đồ hàng (Ảnh: CNN)

Dù còn nhiều thách thức ở phía trước, song sự hưng phấn ban đầu xung quanh cửa hàng của Costco tại Trung Quốc là điều có thật.

Echo Châu, nhân viên tài chính 28 tuổi tại Thượng Hải, đã đến đây từ lúc 9 giờ 10 phút sáng, nhưng mãi 1 tiếng sau mới có thể tìm được chỗ đậu xe, và phải đến 11 giờ trưa mới vào được trong siêu thị.

“Các con đường xung quanh đều bị tê liệt. Đường cao tốc lân cận cũng đã bị tắc,” cô cho biết, “Lúc tôi vào trong siêu thị, rất nhiều đám đông người cao tuổi đã khoắng sạch mọi thứ trên các kệ hàng.”

Châu đã quyết định rời đi mà không thể mua được món hàng gì, do không gian dành cho người mua sắm trong siêu thị đã trở nên chật chội vì người đến mua quá đông và chở theo quá nhiều xe đồ hàng.

“Tôi sẽ quay lại sau 3 tháng nữa, khi đã được đăng ký thành viên,” cô cho biết.

Công ty nước ngoài lũ lượt rời Trung Quốc, xưởng sản xuất đình trệ

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài khiến một phần tư năng lực sản xuất giày dép, quần áo của các nhãn hàng toàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN