Lời kể của một thương binh hé lộ vấn đề nhức nhối của Ukraine

Một số binh sĩ Ukraine đang tìm đến các “biện pháp cực đoan” để không phải ra chiến trường, The Times (tạp chí Anh) đưa tin.

Một binh sĩ Ukraine bị thương (ảnh: NY Times)

Một binh sĩ Ukraine bị thương (ảnh: NY Times)

Hồi tháng 3, Andrii, 20 tuổi – binh sĩ Ukraine – bị trúng đạn ở vai khi tham chiến ở chiến trường miền Đông Ukraine. Khi Andrii nằm trên mặt đất, một quả đạn pháo nổ ở gần và găm đạn vào lưng anh.

Andrii được chuyển về hậu phương để điều trị.

Vài tháng sau, Andrii được lệnh phải xuất viện và quay lại chiến trường. Đó là khi binh sĩ này quyết định đào ngũ.

“Nếu tôi bị thương một lần nữa, đó phải là vết thương do chính tôi gây ra. Tôi sẵn sàng tự bắn vào chân để không phải quay lại chiến trường”, Andrii – người đang lẩn trốn ở thành phố Lviv (miền Tây Ukraine) – nói.

“Tôi là một quân nhân chuyên nghiệp và phục vụ theo hợp đồng. Nhưng khi chứng kiến quá nhiều tham nhũng và bất tài trong hệ thống quân sự, tôi không muốn quay lại để chết trong chiến hào”, Andrii nói thêm.

Quan điểm như của Andrii có thể không phải là đa số và dư luận Ukraine phần lớn vẫn ủng hộ chính quyền Tổng thống Zelensky trong việc kháng cự Nga. Tuy nhiên, những trường hợp như Andrii phần nào cho thấy các vấn đề nhức nhối Ukraine đang phải đối mặt. Đó là nạn tham nhũng trong hệ thống tuyển quân, tiêu cực trong hệ thống chăm sóc thương bệnh binh, tinh thần chiến đấu của binh sĩ...

Andrii cho hay, các bác sĩ ở Ukraine không thể gắp hết những mảnh đạn găm vào lưng anh mà không gây tổn thương nặng đến hệ thần kinh. Các bác sĩ ở Đức có thể làm được điều đó, nhưng Andrii lại không được cấp phép ra nước ngoài để phẫu thuật.

“Một bác sĩ nói sẽ viết cho tôi giấy chứng nhận rằng tôi không đủ sức khỏe để tiếp tục phục quân đội, nhưng đòi tôi phải trả 1.500 USD. Tôi đã không nhận lời. Khi đó, tôi vẫn muốn quay lại chiến trường”, Andrii nói.

Tuy nhiên, Andrii đã đã thay đổi suy nghĩ khi cấp trên cho rằng vết thương của anh không đủ nặng để tiếp tục nằm viện và không đáng phải phẫu thuật ở nước ngoài.

Khi Andrii nhờ tiểu đoàn trường giúp đỡ, người này đã bảo anh "dẹp" đi, The Times viết.

“Vết thương của tôi không được chăm sóc đúng cách. Chỉ huy của tôi không quan tâm tôi. Đó là khi tôi tự hỏi: Tại sao tôi phải quay lại?”, Andrii nói.

“Tôi không quan tâm nữa. Nếu họ biết tôi ở đâu, cứ đến tìm. Tôi sẽ không bao giờ chiến đấu nữa”, Andrii nhấn mạnh.

Valeriy Bolhan – thành viên một tổ chức phi chính phủ về chống tham nhũng ở tỉnh Odessa (miền Nam Ukraine) – cho hay, một số quan chức Ukraine đã nhận tiền để giúp thanh niên trốn quân dịch. Họ thậm chí còn tìm cách trục lợi từ các thương binh như Andrii.

“Nhiều trường hợp thương binh cần được giải ngũ vì bị thương, nhưng họ bị ép phải hối lộ để ra quân”, ông Bolhan nói.

Binh sĩ Ukraine phóng UAV ở mặt trận miền Nam (ảnh: CNN)

Binh sĩ Ukraine phóng UAV ở mặt trận miền Nam (ảnh: CNN)

Hôm 30/8, Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố, số người được miễn quân dịch vì lý do y tế ở Ukraine đã tăng gấp 10 lần, kể từ cuối tháng 2/2022. Ông cho rằng tình trạng này "hoàn toàn là do hành vi tham nhũng".

Hôm 11/8, ông Zelensky tuyên bố sa thải toàn bộ quan chức đứng đầu các trung tâm tuyển quân địa phương ở Ukraine. “Hệ thống này cần được điều hành bởi những người hiểu chính xác chiến tranh là gì và tại sao hành vi bất tín và nhận hối lộ trong thời chiến bị coi là phản quốc”, ông Zelensky khi đó nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Lô siêu tăng M1 Abrams đầu tiên của Mỹ tới Ukraine

Tổng thống Ukraine Zelensky thông báo, những chiếc xe tăng M1 Abrams đầu tiên do Mỹ viện trợ đã có mặt ở Ukraine, sớm hơn vài tháng so với dự định ban đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – The Times, Sputnik News ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN