Lộ 'tử huyệt' của xe tăng M1 Abrams trên chiến trường Ukraine

Hồi đầu năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý gửi cho Ukraine xe bọc thép sát thương mạnh nhất trong kho quân sự nước này -  xe tăng Abrams.

Mỹ đồng ý gửi M1 Abrams cho Ukraine. Ảnh: AP

Mỹ đồng ý gửi M1 Abrams cho Ukraine. Ảnh: AP

Tướng Mark Milley - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ca ngợi tầm quan trọng của xe tăng chủ lực M1 Abrams khi được chuyển giao cho Kiev.

Theo ông Milley, M1 Abrams là xe tăng tốt nhất thế giới, sẽ tạo ra sự khác biệt sau khi chuyển giao. “Tuy nhiên, Abrams sẽ mang lại cho Ukraine một lợi thế song không phải là quyết định. Diễn biến trên chiến trường Ukraine phụ thuộc vào nhiều biến số chứ không phải một hệ thống vũ khí duy nhất, do đó, các xe tăng hiện đại của Mỹ cần được kết hợp đồng bộ với lực lượng bộ binh, pháo binh và nhiều loại vũ khí khác”, vị tướng Mỹ cho biết.

Cỗ máy “khó bị tiêu diệt”

Mỹ phát triển M1 Abrams từ năm 1972-1975 và vận hành mẫu xe tăng này từ năm 1980 tới nay. Đây là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ thứ 3 với hơn 6.000 chiếc đã được xuất xưởng và hoạt động hoặc niêm cất ở nhiều nơi trên thế giới.

Xe tăng M1 Abrams có khối lượng tác chiến hơn 60 tấn, được vận hành bởi tổ lái 4 thành viên. Xe được trang bị pháo 120 mm chuẩn NATO, súng đồng trục 7,62 mm và súng 12,7 mm, có thể đạt vận tốc tối đa 72 km/h trên đường bằng hoặc 48km/h trên địa hình phức tạp nhờ động cơ HoneywellAGT 1500 mã lực.

Theo quân đội Mỹ, xe tăng Abrams là cỗ máy “khó bị tiêu diệt”, vì chúng được trang bị giáp composite tiên tiến, mang lại khả năng phòng thủ hiệu quả trước hỏa lực đối phương.

 M1 Abrams sở hữu sức mạnh "khủng". Ảnh: Getty

 M1 Abrams sở hữu sức mạnh "khủng". Ảnh: Getty

Nhiên liệu và đạn pháo của M1 Abrams được chứa ở những khoang riêng, phòng tránh đạn và nhiên liệu phát nổ, nếu xe bị trúng đạn. Với hệ thống điều khiển hỏa lực được vi tính hóa tích hợp của M1 Abrams, pháo thủ có thể tấn công mục tiêu chỉ bằng cách “chỉ và bắn”.

Ngoài ra, Abrams có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly xa, cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống kính ngắm tốt.

Trong khi hầu hết xe tăng hiện đại hoạt động bằng động cơ diesel, thì Abrams sử dụng động cơ tuốc bin khí Honeywell tạo ra công suất 1.500 mã lực, hoạt động tốt nhất khi sử dụng nhiên liệu JP-8 dùng cho máy bay phản lực. Điều này mang lại cho Abrams tính năng phát điện mạnh mẽ, giúp nó có thể tăng tốc nhanh chóng trong khi hạn chế phát tiếng ồn.

"Tử huyệt" của M1 Abrams trên chiến trường Ukraine

M1 Abrams được nhận định là sẽ gặp khó khăn trên chiến trường Ukraine. Ảnh: AP

M1 Abrams được nhận định là sẽ gặp khó khăn trên chiến trường Ukraine. Ảnh: AP

Sở hữu những đặc tính kĩ thuật tiên tiến là vậy, nhưng giới chuyên gia cho rằng những chiếc M1 Abrams rất khó phát huy hiệu quả tối đa trên chiến trường Ukraine.

Với chiến tuyến kéo dài gần 1.000km, cơ số khoảng 3 tiểu đoàn xe tăng mà phương Tây hứa viện trợ không thể đảo ngược cục diện xung đột, mà chỉ có thể giúp lực lượng của Kiev tăng cường ưu thế tại một khu vực tác chiến rất giới hạn.

Với 3 mặt trận chính ở Lugansk, Donetsk và Zaporizhzhia, Ukraine cần ít nhất 3 sư đoàn tương đương với ít nhất 900 xe tăng, một con số khổng lồ mà phương Tây không thể đáp ứng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, khác với các chiến trường mà phương Tây áp đảo ở Trung Đông, quân đội Nga sở hữu các loại vũ khí chống tăng, trinh sát hiện đại, uy lực và dày đặc, giúp họ nắm bắt thế trận chủ động và sẵn sàng tấn công ngay khi phát hiện sơ hở.

Dù xe tăng đóng vai trò hạt nhân với các nhóm tác chiến mặt đất, nhưng chúng cần được hỗ trợ bởi các thiết bị, lực lượng hỗ trợ hỏa lực và hậu cần – những thứ mà Ukraine còn đang thiếu.

M1 Abrams tốn lượng nhiên liệu cực lớn. Ảnh: RT

M1 Abrams tốn lượng nhiên liệu cực lớn. Ảnh: RT

M1 Abrams sở hữu một động cơ turbine khí, cho phép nó gia tốc lớn hơn so với động cơ diesel nhưng yêu cầu bảo trì phức tạp hơn và tiêu thụ lượng nhiên liệu lớn hơn, Financial Times cho biết.

Theo báo cáo, Abram tiêu tốn gần 4 lít nhiên liệu cho mỗi km đường trường. Năm 1993, Thụy Điển đã so sánh M1 với Leopard 2 và phát hiện ra rằng xe tăng của Mỹ tiêu tốn lượng xăng gấp đôi so với Leopard 2.

Hơn nữa, hầu hết các loại xe tăng mà Ukraine vận hành từ trước khi xung đột nổ ra, cũng như những xe tăng Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh mà nước này chuẩn bị tiếp nhận sử dụng động cơ chạy bằng diesel. Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ gặp khó khăn khi đảm bảo đủ nguồn cung cấp nhiên liệu riêng cho Abrams. Abrams cũng có thể sử dụng nhiên liệu diesel nhưng điều đó đòi hỏi Ukraine phải tăng gấp đôi nỗ lực bảo dưỡng, bảo trì.

“Ngoài ra, việc huấn luyện cho các binh lính điều khiển xe tăng này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Cùng những thiếu sót về hậu cần có thể biến các xe tăng Abrams thành gánh nặng cho Ukraine và có thể dễ dàng trở thành "con mồi" cho các cuộc tấn công của Nga”, ông Josh Kirshner, Giám đốc công ty tư vấn chiến lược Beacon Global Strategies cảnh báo.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Mỹ không gửi ngay xe tăng Abrams tới Ukraine để dùng cho cuộc phản công?

Theo truyền thông Mỹ, những chiếc xe tăng Abrams sẽ tới Ukraine sau vài tháng nữa nên không thể tham gia vào cuộc phản công dự kiến vào mùa xuân của Kiev.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN