Lộ mặt tổ chức đánh bom gần Đại sứ quán Nga ở Kabul khiến 25 người chết

Vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Afghanistan khiến 25 người chết, bao gồm hai nhân viên đại sứ quán Nga.

Một tay súng Taliban làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh gần nơi xảy ra vụ đánh bom.

Một tay súng Taliban làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh gần nơi xảy ra vụ đánh bom.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tự sát hôm 5/9 ở thủ đô Kabul, Afghanistan. Vụ nổ cách không xa lối vào đại sứ quán Nga và khiến 25 người chết, bao gồm hai nhân viên đại sứ quán, theo RT.

IS tuyên bố vụ đánh bom do một tay súng nước ngoài thực hiện. Theo một số nguồn tin, vụ đánh bom do nhóm khủng bố ISIS-K, chi nhánh của IS ở Afghanistan thực hiện.

ISIS-K là nhóm khủng bố đối địch với Taliban và một số thành viên trong nhóm từng là các chiến binh Taliban có tư tưởng cực đoan.

Đây là vụ đánh bom đầu tiên liên quan tới một cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Afghanistan kể từ khi Taliban nắm quyền vào tháng 8/2021. 

Ủy ban Điều tra Nga xác nhận rằng một trợ lý thư ký và một nhân viên bảo vệ - cả hai đều mang quốc tịch Nga - đã thiệt mạng trong vụ nổ.

Theo các nguồn tin, các nạn nhân khác hầu hết là người Afghanistan đang chờ xin cấp visa. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow đã tăng cường an ninh ở Đại sứ quán Nga tại Kabul sau vụ đánh bom.

Trong cuộc hội đàm giữa ông Lavrov và người đồng cấp Tajikistan, Sirojiddin Muhriddin ở Moscow, cả hai đã dành một phút mặc niệm.

Hiện chưa có bất kỳ quốc gia nào công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan. Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác vẫn duy trì các đại sứ quán tại thủ đô Kabul.

Taliban đã nhiều lần đổ lỗi cho nhóm khủng bố ISIS-K vì gây ra các vụ đánh bom chết người. Hồi tháng 8, một vụ nổ lớn xảy ra tại một nhà thờ ở Kabul trong một sự kiện cầu nguyện, khiến hàng chục người chết.

Tuần trước, một phái đoàn Taliban đã tới Moscow để đàm phán về thỏa thuận với các đối tác Nga để đảm bảo nhập khẩu lúa mì, khí đốt và dầu mỏ.  

Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh Taliban tìm cách phá vỡ tình trạng đóng băng ngoại giao sau khi tiếp quản Afghanistan. Trong khi đó, Nga đang nỗ lực né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Một nguồn tin giấu tên trong văn phòng Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Afghanistan nói với Reuters rằng các hợp đồng dự kiến sẽ sớm được hoàn tất.

Nguồn: [Link nguồn]

Một năm kể từ khi Taliban tiếp quản Kabul, cuộc sống tại Afghanistan đã thay đổi ra sao?

Một năm sau khi Taliban tiếp quản thủ đô Kabul, Afghanistan đang phải đối mặt với hàng loạt các thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng quốc tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo MINH AN - RT ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN