Giữa thương chiến với Mỹ, kinh tế TQ tăng trưởng thấp nhất trong gần 30 năm

Các số liệu quý 2 được Trung Quốc công bố vào hôm nay cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này đã giảm xuống còn 6,2%, mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua.

Số liệu từ cục thống kê Trung Quốc cho thấy tăng trưởng quý 2 của nước này đã rơi xuống mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Số liệu từ cục thống kê Trung Quốc cho thấy tăng trưởng quý 2 của nước này đã rơi xuống mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Các số liệu mới được công bố cho thấy từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 6,2% so với năm ngoái. Con số này tương xứng với những dự đoán từ các nhà phân tích tham gia cuộc biểu quyết của trang tin Reuters, và thấp hơn mức tăng trưởng 6,4% hàng năm ở quý 1 năm 2019.

Đây được coi là mức tăng trưởng quý 2 thấp nhất của đất nước tỉ dân này kể từ quý 2 năm 1992 – mốc dữ liệu sớm nhất trong bản số liệu trên, theo ghi nhận từ Reuters.

Cục thống kê Trung Quốc cho biết kinh tế nước này đang phải đối mặt với một hoàn cảnh phức tạp, cùng với những bất ổn bên ngoài đang ngày càng tăng. Cơ quan này cũng thừa nhận nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng đang phải đối mặt với những áp lực từ trên xuống, và sẽ phải nỗ lực để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định.

Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp thương mại kéo dài nhiều tháng với Mỹ đã tạo thêm gánh nặng kinh tế cho quốc gia này.

Theo ông Tom Rafferty, chuyên gia kinh tế đầu ngành về Trung Quốc thuộc Đơn vị tình báo của tờ Economist “Những bất ổn gây ra bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là một yếu tố quan trọng, và chúng tôi cho rằng điều này vẫn sẽ còn tiếp diễn, bất chấp những hòa hoãn trong thời gian gần đây.”

Ông Raffety còn cho biết: “Các doanh nghiệp vẫn còn hoài nghi về việc 2 nước sẽ đạt được thỏa thuận thương mại rộng lớn hơn, và nhận thấy các căng thẳng thương mại vẫn có thể leo thang trở lại.”

Một nhà phân tích cho rằng ông sẽ theo dõi số lượng việc làm ở Trung Quốc một cách chặt chẽ, để có thể hiểu rõ hơn về nền kinh tế nước này.

“Các nhà máy có sa thải bớt công nhân khi số lượng đơn đặt hàng của họ suy giảm hay không? Vì nó sẽ dẫn tới mục tiêu tổng quát của câu nói “chúng tôi cần tăng trưởng việc làm.” Cấu trúc xã hội của Trung Quốc dựa trên điều này, và tôi nghĩ nó rất quan trọng đối với các nhà cầm quyền,” ông Collin Graham, Giám đốc đầu tư mảng giải pháp đa tài sản của Eastspring Investments, cho biết.

Cũng theo ông Graham, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn còn cơ hội để cho ra mắt các biện pháp kích thích tài khóa trong những tháng tới để ổn định nền kinh tế. “Họ vẫn còn cơ hội để đảm bảo nền kinh tế không lao dốc quá nhanh,” ông cho biết, “Tăng trưởng GDP trong toàn bộ năm 2019 của Trung Quốc sẽ ổn định ở mức giữa 6,2% và 6,3% so với năm trước.”

Mặc dù các số liệu GDP chính thức của Bắc Kinh được coi như biểu đồ sức khỏe của nền kinh tế số 2 thế giới này, song nhiều chuyên gia bên ngoài từ lâu vẫn tỏ ý hoài nghi về tính xác thực của những số liệu trên.

“Với việc nửa đầu năm nay ghi nhận số liệu tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ cần một sự suy giảm dưới mức 5,8% ở quý thứ 2 sẽ ngăn không cho Trung Quốc đạt được mục tiêu chủ đạo là đạt (ít nhất) 6,0%,” các chyên gia kinh tế tại ANZ nhận định, “Theo quan điểm của chúng tôi, chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép mức tăng trưởng của quý rơi xuống dưới mức 6,0%.”

Họ chỉ ra rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm ngoái đã cho biết muốn dùng thành tích kinh tế ấn tượng của nước này để kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Dù GDP trong quý 2 của Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn so với năm ngoái, hoạt động công nghiệp trong tháng 6 của nước này lại “đi lên một cách đáng kinh ngạc”. Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế của Nomura, mức tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc trong sản xuất công nghiệp đạt 6,3% so với 5% trong tháng 5. Tăng trưởng doanh số bán lẻ của nước này đã tăng lên 9,8% từ tháng 6 năm ngoái so với 8,6% vào tháng 5.

Nhiều người cho rằng đây là thành quả từ khả năng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, và tính hiệu quả từ các biện pháp nới lỏng theo chu kỳ của Bắc Kinh,” các nhà kinh tế tại Nomura cho biết, “Nhưng chúng tôi cho rằng cần phải thận trọng, vì chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy vào tháng 6.”

Dữ liệu thương mại vào hôm thứ Sáu vừa qua cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đã có dấu hiệu suy thoái từ 1 năm về trước, do các khoản áp thuế ngày càng tăng từ Mỹ. Hàng nhập khẩu vào Trung Quốc cũng cũng bị thu hẹp do nhu cầu trong nước suy giảm.

Hiện đang có nhiều lo sợ về một sự suy giảm kinh tế toàn cầu nếu thương chiến Mỹ - Trung vẫn còn tiếp diễn.

“Sự yếu kém trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 sẽ khiến phần còn lại của châu Á chao đảo nếu nó châm ngòi cho một loạt nỗi lo về các căng thẳng thương mại,” Vishnu Varathan, chuyên gia đầu ngành kinh tế và chiến lược khu vực châu Á và châu Đại Dương của Ngân hàng Mizuno, cho biết.

Với đà chậm lại trong ngành xuất khẩu của Trung Quốc, “điều đáng lo ngại hơn cả là một sự suy giảm còn cao hơn nữa trong lĩnh vực nhập khẩu và ảnh hưởng đến dây chuyền cung ứng của Trung Quốc, thứ đồng thời sẽ gây tổn thương lên phần còn lại của châu Á, mà trong đó Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn,” ông Varathan cho biết.

Vụ chiến đấu cơ Mỹ-Trung đâm nhau khiến Trung Quốc “thức tỉnh”

Phi công lái chiến đấu cơ Trung Quốc Wang Wei tử nạn khi va chạm với một máy bay do thám Mỹ vào năm 2001 và vụ việc đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - CNBC ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN