Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù?

Tổ hợp phòng không Tor-M1 (NATO gọi là SA-15), là mẫu tên lửa phòng không tầm trung tích hợp xe phóng tên lửa và radar vào một phương tiện duy nhất.

Iran đã mua các tổ hợp phòng không Tor-M1 của Nga vào giữa những năm 2000.

Iran đã mua các tổ hợp phòng không Tor-M1 của Nga vào giữa những năm 2000.

Theo Reuters, Tor-M1 là tổ hợp tên lửa phòng không tối tân, rất cơ động và đặc biệt nguy hiểm với các mục tiêu ở độ cao tối đa 6.000m và tầm xa 12km.

Các mục tiêu mà tên lửa Tor nhắm đến là máy bay quân sự, tên lửa hành trình. Tor có khả năng hoạt động trong điều kiện bị áp chế điện tử hoặc biết khi nào đối phương phóng bẫy nhiệt.

Trong vụ rơi máy bay Ukraine khiến 176 người chết, chiếc Boeing 737-800 được cho là di chuyển trên đường bay định sẵn, không có dấu hiệu gì bất thường.

Phi công gần như không biết bị tên lửa nhắm bắn và không kịp có thời gian phản ứng, Michael Duitsman, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nói.

“Họ thậm chí còn không biết tên lửa đang lao về phía mình. Chiếc máy bay gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh nên có lẽ phi công còn đang bận tâm đến nhiều vấn đề khác”, Duitsman nói thêm.

Để tấn công mục tiêu, kíp tên lửa Tor phải xác định mục tiêu trên màn hình radar và hướng tên lửa về phía mục tiêu.

Các máy bay thương mại có bộ tiếp sóng – thiết bị phát danh tính, tốc độ và độ cao với tần số quốc tế. Có nhiều máy bay dân sự khác cất và hạ cánh khi chiếc Boeing 737-800 bị bắn rơi cách sân bay vài km.

Các máy bay này phải hiện rõ trên radar của tổ hợp phòng không Tor cũng như radar dân sự ở sân bay.

Iran đặt các tổ hợp Tor gần sân bay ở thủ đô Tehran để bảo vệ vùng trời thủ đô.

Iran đặt các tổ hợp Tor gần sân bay ở thủ đô Tehran để bảo vệ vùng trời thủ đô.

Môt cựu quan chức châu Âu am hiểu về hệ thống phòng không, hiện đang làm việc liên quan đến công nghệ tên lửa phòng không, nói toàn bộ thông tin liên quan đến máy bay dân sự đều được chia sẻ với các đơn vị phòng không đặt gần sân bay.

Đây gần như là quy trình bắt buộc và Iran cũng có một căn cứ tên lửa nằm gần sân bay quốc tế ở Tehran, với vai trò bảo vệ vùng trời thủ đô.

Điều này giúp kíp trực tên lửa biết đâu là máy bay dân sự và đường bay định sẵn của máy bay, đâu là mục tiêu nguy hiểm.

Trong trường hợp của Iran, có rất nhiều máy bay thương mại cất và hạ cánh sau khi Iran phóng tên lửa nhằm vào căn cứ Mỹ ở Iraq. Không rõ vì sao kíp tên lửa Iran không nhận ra chiếc Boeing 737-800 là máy bay dân sự

Chuyên gia châu Âu giấu tên nói: “Bắn rơi mục tiêu thù địch rất dễ. Bắn rơi mục tiêu quân ta mới là vấn đề khó”.

Theo các chuyên gia quân sự, tổ hợp Tor-M1 không thể tự nhiên “bắn nhầm” máy bay chở khách. Nếu phát hiện mục tiêu là máy bay dân sự, hệ thống sẽ thông báo trên màn hình, ngăn kíp điều khiển ra lệnh phóng. Nếu vẫn quyết định phóng tên lửa, kíp điều khiển cần phải nhập mã code riêng, như một cơ chế đề phòng rủi ro.

Phát biểu trên sóng truyền hình sau thảm kịch, tư lệnh lực lượng không quân vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Iran, thiếu tướng Amirali Hajizadeh, nhắc đến việc kíp trực cho rằng mục tiêu là tên lửa hành trình nên đã kích hoạt cơ chế phóng tên lửa. 

Tên lửa Tor được điều khiển bằng radar, bay ở tốc độ gấp 3 lần âm thanh, nên nếu bắn một mục tiêu cách 5km thì chỉ cần khoảng 5 giây.

Mảnh vỡ tên lửa nằm gần nơi máy bay Ukraine bị bắn rơi.

Mảnh vỡ tên lửa nằm gần nơi máy bay Ukraine bị bắn rơi.

Đạn tên lửa mà tổ hợp Tor-M1 sử dụng có đầu đạn 15kg. Giống tên lửa Buk, tên lửa bay gần đến mục tiêu sẽ phát nổ tạo ra vô số mảnh đạn nhỏ để tăng khả năng sát thương.

“Tor là một trong những tổ hợp phòng không hiện đại nhất của Iran”, chuyên gia Duitsman nói. Tor có thể tấn công đồng thời hai mục tiêu, với mỗi lần phóng 2 tên lửa.

“Người Mỹ từng rất quan ngại khi Nga bán cho Iran các tổ hợp Tor-M1 vào giữa những năm 2000”, Duitsman nói thêm.

Nguồn tin tình báo Mỹ trước đó nói rằng chiếc máy bay Ukraine vừa ở trên bầu trời được 2 phút thì có dấu hiệu Iran phóng tên lửa.

Vài giây sau, một vụ nổ lớn xảy ra trên bầu trời. Phi công vẫn điều khiển được máy bay quay đầu, nhưng ngay sau đó máy bay rơi xuống đất.

Riki Ellison, một chuyên gia quốc phòng, nói một khi kíp trực đã bấm nút phóng tên lửa thì không có cách nào hủy lệnh được, dù là ngay sau đó nhận ra sai lầm.

“Một khi bạn bấm nút khai hỏa với những thứ đó (Tor-M1), mọi chuyện chấm dứt”, Ellison nói.

Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4Iran "bắn nhầm" máy bay Ukraine chở 176 người còn khó hơn bắn máy bay kẻ thù? - 4

Nguồn: [Link nguồn]

Khoảnh khắc tên lửa Iran khai hỏa bắn rơi máy bay Ukraine chở 176 người

Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) hôm 11.1 xác nhận việc bắn phóng tên lửa bắn rơi máy bay Ukraine chở 176 người vì kíp trực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Reuters ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN