Hoàng đế Trung Hoa Càn Long "ăn Tết" Nguyên đán ra sao

Càn Long – một trong những vị hoàng đế quyền lực nhất thế giới vào thế kỷ 18 – liệu có “ăn Tết” giống người thường?

Tết Nguyên đán là một trong số ít dịp Càn Long quây quần bên gia đình (ảnh: CNN)

Tết Nguyên đán là một trong số ít dịp Càn Long quây quần bên gia đình (ảnh: CNN)

Trong một căn phòng rộng lớn, được trang trí lộng lẫy bằng ngọc lam, ngọc bích, hồng ngọc và những đồ vật mang chữ “Phúc”, Càn Long mặc bộ lễ phục thêu rồng đẹp nhất và lắng nghe những lời chúc tụng đầu năm mới.

“Đó là bản giao hưởng của các giác quan”, Daisy Wang – phó Giám đốc Bảo tàng Cung điện Hong Kong (nơi trưng bày nhiều báu vật nhà Thanh) – nói về cách vua Càn Long đón Tết Nguyên đán.

Theo ông Wang, cách hoàng đế Càn Long đón Tết khá giống với phong tục ngày nay của người Trung Quốc, nhưng xa hoa hơn nhiều.

“Bạn có thể tưởng tượng một hoàng đế và gia đình của ông ấy cần được nghe thấy gì, nếm thứ gì, ngửi thấy gì và chạm vào thứ gì trong ngày đầu năm mới. Chúng ta phải sử dụng tất cả giác quan để tưởng tượng khung cảnh xảy ra vào khoảng 300 năm trước, bên trong Tử Cấm Thành”, bà Wang chia sẻ.

Tranh hồ lô bằng vàng – vật trang trí vào dịp Tết ở Tử Cấm Thành (ảnh: CNN)

Tranh hồ lô bằng vàng – vật trang trí vào dịp Tết ở Tử Cấm Thành (ảnh: CNN)

Càn Long cai trị triều Thanh từ năm 1735 – 1796. Trong thời kỳ này, văn hóa – nghệ thuật Trung Quốc phát triển mạnh.

“Ông ấy cai trị một lãnh thổ rộng lớn, với dân số hơn 300 triệu người”, bà Wang nói.

Bảo tàng Cung điện Hong Kong lưu giữ một số đồ vật được trưng bày vào dịp Tết Nguyên đán ở Tử Cấm Thành. Nổi bật nhất là cặp tranh hình hồ lô bằng vàng, khảm đá quý. Trên mỗi bức tranh hình hồ lô viết 2 chữ “Đại Phúc” là biểu tượng cho sự may mắn, sinh sôi.

Theo CNN, đích thân Càn Long đã lựa chọn cặp tranh hồ lô vàng nói trên làm đồ trang trí trong dịp Tết Nguyên đán năm 1746.

Theo bà Daisy Wang, lễ phục cũng là điều Càn Long đặc biệt lưu tâm trong dịp Tết.

“Ông ấy không bao giờ yêu cầu làm chỉ một bộ lễ phục. Tất cả phải làm theo cặp, hai, bốn hoặc sáu”, bà Wang cho biết.

Vào dịp Tết, Càn Long có thể thay nhiều bộ lễ phục trong ngày. Chúng được trang trí bằng những con rồng vàng đang vờn mây, được thêu tay tinh xảo.

Một trong những bộ lễ phục của Càn Long (ảnh: CNN)

Một trong những bộ lễ phục của Càn Long (ảnh: CNN)

Càn Long sẽ thưởng thức những món ăn truyền thống của người Trung Quốc trong dịp Tết. “Mâm cơm Tết” của Càn Long thường bao gồm các món lẩu, vịt quay, bánh bao…

Theo bà Wang, Càn Long rất thích ăn lẩu. Mỗi năm, ông có thể ăn hơn 200 bữa lẩu.

“Những bữa tiệc Tết Nguyên đán phải chuẩn bị cầu kỳ bởi đây là một trong số rất ít dịp Càn Long dùng bữa cùng gia đình và các cận thần. Vì lo ngại an toàn, ông ấy thường ăn một mình”, bà Wang cho hay.

Trong dịp Tết, những chiếc bát, đĩa mà Càn Long sử dụng thường được mạ vàng và nạm đá quý. Càn Long được cho là người rất chú trọng giữ gìn các phong tục truyền thống của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán.

Nguồn: [Link nguồn]

Các vị hoàng đế Trung Quốc đón giao thừa tại Tử Cấm Thành như thế nào?

Những lễ nghi đón xuân của Hoàng đế và hậu cung Thanh triều khiến hậu thế không khỏi ngạc nhiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – CNN ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN