Hé lộ nguyên nhân khiến quân đội Ukraine "trả giá đắt" ở Bakhmut

Kyiv Independent đưa tin, các quan chức trong Bộ Quốc phòng Ukraine được cho là có nhiệm vụ phải mua 100.000 quả đạn cối trước tháng 2/2023 để tăng viện cho quân đội. Song, kế hoạch này đã không được thực hiện ngay cả khi giao tranh ở “chảo lửa” Bakhmut trở nên khốc liệt nhất.

Các binh sĩ Ukraine từng chiến đấu ở Bakhmut cho biết họ vừa phải đối mặt với các cuộc tấn công không ngừng nghỉ của Nga vừa phải vật lộn với tình trạng thiếu hỏa lực yểm trợ một cách trầm trọng. Một số lính súng cối Ukraine ở Bakhmut tiết lộ họ chỉ nhận được 10 quả đạn mỗi ngày và chỉ đủ đủ cho vài phút bắn. Theo một đơn vị Ukraine, lực lượng của họ thành phố nàt cũng đã giảm xuống còn một nửa trong vòng 2 tháng chiến đấu.

"Lẽ ra 20.000 viên đạn phải được chuyển giao khi tình trạng chiến sự xung quanh Bakhmut như địa ngục nhưng điều đó đã không xảy ra. Ukraine thực sự thiếu hụt đạn súng cối", ông Vitaliy Shabunin - người đứng đầu Trung tâm Hành động Chống Tham nhũng Ukraine nói với Kyiv Independent.

Ukraine "trả giá đắt" ở Bakhmut vì nạn tham nhũng. Ảnh: BBC

Ukraine "trả giá đắt" ở Bakhmut vì nạn tham nhũng. Ảnh: BBC

Cảnh sát đang điều tra 5 nghi phạm, trong đó có Oleksandr Liyev và Toomas Nakhkur - cựu lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm của một đơn vị có nhiệm vụ mua vũ khí của Bộ Quốc phòng Ukraine. Những người còn lại là giám đốc và phó giám đốc của một doanh nghiệp Ukraine. Nếu bị kết án, họ phải đối mặt với mức phạt 12 năm.

Theo bà Bohdana Yarova - thành viên Hội đồng chống tham nhũng tại Bộ Quốc phòng Dmytro Klimenkov, các tài liệu liên quan tới vụ việc "đã được giao nhiều lần cho các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau" dưới thời cựu Bộ trưởng Oleksii Reznikov.

Tuy nhiên, vụ việc bắt đầu được công bố sau khi ông Reznikov xuống chức vào tháng 9/2023. Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm của Ukraine Rustem Umerov cam kết sẽ chống tệ nạn tham nhũng. Bà Yarova cho biết những sự thay đổi hiện tại ở Bộ Quốc phòng "mang tính cách mạng" liên quan tới nỗ lực đối phó với tình trạng tiêu cực trong nội bộ quân đội.

Thời gian qua, Ukraine đã tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng và thực hiện các chiến dịch thanh lọc bộ máy nhà nước với hi vọng có thể đạt được điều kiện gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tháng 8/2023, Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Quốc gia Ukraine thông báo sẽ ra mắt một nền tảng một cổng thông tin kỹ thuật số để người dân báo cáo những nghi ngờ của mình về tội phạm tham nhũng.

Trên đài truyền hình nhà nước, ông Oleksandr Novikov - người đứng đầu Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Quốc gia Ukraine cho biết, những người tố giác tham nhũng thành công sẽ có thể được nhận 10% số tiền thu được từ vụ án, tối đa 380.000 USD.

Cuối tháng 12/2023, để tìm cách loại bỏ tham nhũng, Quốc hội Ukraine dự kiến sẽ tăng cường nhân sự của Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine (NABU) từ 700 lên 1.000 người. Cụ thể, NABU sẽ tuyển dụng thêm 100 thanh tra mỗi năm trong 3 năm tới. Số lượng nhân viên cấp cao sẽ tăng từ 500 lên 750 người.

Cùng ngày, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký ban hành dự luật trao thêm quyền lực cho Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Quốc gia (NACP) trong công tác truy lùng các quan chức tham nhũng. Luật mới cũng cho phép thanh tra chống tham nhũng khám xét tài sản và xe cộ của các quan chức trước khi bổ nhiệm họ vào vị trí công vụ.

Nguồn: [Link nguồn]

Binh sĩ Nga điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (UAV FPV) phá hủy một cứ điểm ẩn náu của nhóm bộ binh Ukraine ở khu vực phía tây bắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Uyên (Kyiv Independent) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN