Hé lộ cách Nga có thể diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ

Sự kiện: Tin tức Nga

Nhà khoa học quân sự Nga đề xuất phương án giúp Nga phòng thủ trước Hải quân với Mỹ và NATO.

Siêu tên lửa Zircon được phóng từ tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov, đánh trúng hai mục tiêu trên biển và một mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách 350-500 km, hồi tháng 10/2020

Siêu tên lửa Zircon được phóng từ tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov, đánh trúng hai mục tiêu trên biển và một mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách 350-500 km, hồi tháng 10/2020

Ngày 17/1, hãng tin Sputnik dẫn lời Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học tên lửa và pháo binh Nga, Tiến sỹ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, cho rằng: Moscow đang phải đối diện với thực tế, Mỹ cùng nhiều nước thuộc Tổ chức bắc đại tây dương (NATO) và các đồng minh dọc biên giới Nga đang tăng cường hoạt động quân sự, chuẩn bị cho chiến tranh với Moscow.

Xét riêng về Hải quân, hạm đội Mỹ có ưu thế đáng kể so với Nga. Chưa kể, các nước NATO và đồng minh vượt trội hơn Nga cả về nhân lực và tài nguyên.

Vì vậy, Tiến sĩ Khoa học Quân sự cho rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột, Hải quân Nga là một trong những lực lượng vũ trang phải đảm nhiệm nhiệm vụ phòng thủ. Trong đó, điều quan trọng nhất với Nga là nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của các đại dương và vùng biển tiếp giáp với bờ biển trước các hạm đội khét tiếng được đầu tư của Mỹ.

Theo ông, dù có là hạm đội yếu nhất, Nga vẫn có thể phòng thủ thành công nếu biết dựa vào hệ thống vị trí phòng thủ mạnh ở khu vực đảo và vùng hẹp.

Chẳng hạn, một số máy bay tấn công từ tàu sân bay của Mỹ chỉ có thể tấn công máy bay lớn ở cự ly dưới 700km. Như vậy, nếu muốn tấn công những mục tiêu nằm sâu bên trong nước Nga, các phương tiện này buộc phải tiếp cận bờ biển Nga ở khoảng cách 450-500km. Nếu tàu sân bay Mỹ đi vào sâu hơn, nó sẽ nằm gọn trong tầm ngắm của hệ thống tên lửa bờ biển tầm xa Nga.

Tiến sĩ khoa học Konstantin Sivkov nêu ra một phương án khác là sử dụng mìn trên diện rộng, cài đặt tại khu vực nước sâu. Nếu được triển khai ở độ sâu tới 5.000m, loại vũ khí này có thể ngăn chặn/phá huỷ thành công tại những nơi tàu sân bay nước ngoài có thể hoạt động.

Thực trạng cán cân quá lệch về hàng không mẫu hạm giữa Mỹ và Nga từng được Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhắc đến cách đây ít lâu. Theo số liệu thống kê mới nhất, Hải quân Mỹ đang vận hành hạm đội hàng không mẫu hạm mạnh nhất thế giới với 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz.

Nhưng ông cũng khẳng định, bất kể Mỹ chi bộn tiền cho tàu sân bay, việc Nga cần làm chỉ là tăng cường những loại vũ khí diệt tàu sân bay, dùng để chống lại nhóm tác chiến từ hàng không mẫu hạm của địch nếu Nga bị tấn công.

Ông khẳng định đây cách ít tốn kém nhưng lại hiệu quả hơn. Năm ngoái, Nga đã thử nhiều loại vũ khí diệt hạm khiến Mỹ phải e ngại, điển hình là tên lửa siêu vượt âm Zircon. Siêu tên lửa được phóng từ tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov, bay nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh, đánh trúng hai mục tiêu trên biển và một mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách 350-500 km, với độ chính xác cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Siêu tàu sân bay 13 tỉ USD của hải quân Mỹ sau 3 năm vẫn không thể chiến đấu

USS Gerald R. Ford, tàu sân bay đắt giá nhất hành tinh, ước tính lên tới 13,2 tỉ USD, đến nay vẫn gặp trục trặc vì công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN