Hải quân Mỹ cố đánh chìm tàu ​​sân bay siêu lớn của chính mình... vì e ngại Nga

Lý do Hải quân Mỹ phải vất vả đánh chìm tàu sân bay USS America thay vì sử dụng nó như một viện bảo tàng nổi đã được làm rõ.

Hải quân Mỹ đã phải cố đánh chìm tàu sân bay USS America vì... Nga và Trung Quốc, nhà báo Brent M. Eastwood - người phụ trách chuyên mục của ấn bản 19FortyFive có bài viết về điều này.

Hải quân Mỹ đã phải cố đánh chìm tàu sân bay USS America vì... Nga và Trung Quốc, nhà báo Brent M. Eastwood - người phụ trách chuyên mục của ấn bản 19FortyFive có bài viết về điều này.

USS America (CV-66) là một tàu sân bay phi hạt nhân lớp Kitty Hawk. Con tàu có lượng choán nước lên tới 83.573 tấn, nó từng là trụ cột của Hải quân Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

USS America (CV-66) là một tàu sân bay phi hạt nhân lớp Kitty Hawk. Con tàu có lượng choán nước lên tới 83.573 tấn, nó từng là trụ cột của Hải quân Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Sau đó, hàng không mẫu hạm USS Ameria đã tham gia nhiệm vụ tuần tra trên Vịnh Ba Tư và chiến đấu trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Nhiều người tin rằng tàu sân bay mang tên quốc gia và có thành tích dày dạn như vậy không xứng đáng phải chịu kết cục đáng buồn.

Sau đó, hàng không mẫu hạm USS Ameria đã tham gia nhiệm vụ tuần tra trên Vịnh Ba Tư và chiến đấu trong Chiến dịch Bão táp sa mạc. Nhiều người tin rằng tàu sân bay mang tên quốc gia và có thành tích dày dạn như vậy không xứng đáng phải chịu kết cục đáng buồn.

Nhà báo Brent M. Eastwood nhắc thêm, con tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1964 - 1965, chủ yếu làm nhiệm vụ chiến đấu trên biển Địa Trung Hải. Nhưng vào năm 1996, nó bị buộc phải ngừng hoạt động chỉ sau hơn ba thập kỷ phục vụ, trong khi đáng lẽ phải là 50 năm.

Nhà báo Brent M. Eastwood nhắc thêm, con tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1964 - 1965, chủ yếu làm nhiệm vụ chiến đấu trên biển Địa Trung Hải. Nhưng vào năm 1996, nó bị buộc phải ngừng hoạt động chỉ sau hơn ba thập kỷ phục vụ, trong khi đáng lẽ phải là 50 năm.

Một số chuyên gia tin rằng USS America là nạn nhân của việc cắt giảm ngân sách. Lẽ ra tàu sân bay mang tên quốc gia đã trở thành viện bảo tàng, nhưng một số phận khác đã được chuẩn bị cho nó, khi các quan chức quyết định đánh chìm con tàu xuống đáy đại dương.

Một số chuyên gia tin rằng USS America là nạn nhân của việc cắt giảm ngân sách. Lẽ ra tàu sân bay mang tên quốc gia đã trở thành viện bảo tàng, nhưng một số phận khác đã được chuẩn bị cho nó, khi các quan chức quyết định đánh chìm con tàu xuống đáy đại dương.

“Có vẻ thực sự kỳ lạ khi Hải quân Mỹ cố đánh chìm tàu ​​sân bay mang tính biểu tượng của chính mình, nhưng có một lời giải thích cho điều này", chuyên gia Brent M. Eastwood cho biết.

“Có vẻ thực sự kỳ lạ khi Hải quân Mỹ cố đánh chìm tàu ​​sân bay mang tính biểu tượng của chính mình, nhưng có một lời giải thích cho điều này", chuyên gia Brent M. Eastwood cho biết.

"Làm thế nào để biết những con tàu mạnh mẽ và đắt tiền như vậy có thực sự chịu được đòn tấn công trong bối cảnh Trung Quốc hoặc Nga sẽ cố gắng vô hiệu hóa chúng trong một cuộc chiến tranh, câu hỏi trên thực sự quan trọng".

"Làm thế nào để biết những con tàu mạnh mẽ và đắt tiền như vậy có thực sự chịu được đòn tấn công trong bối cảnh Trung Quốc hoặc Nga sẽ cố gắng vô hiệu hóa chúng trong một cuộc chiến tranh, câu hỏi trên thực sự quan trọng".

Ban lãnh đạo Hải quân Mỹ muốn biết tàu sân bay sẽ phản ứng như thế nào với các vụ nổ mô phỏng một cuộc tấn công. Do vậy vào tháng 4 năm 2005, một bài kiểm tra đánh giá về việc hàng không mẫu hạm bị trúng hàng loạt ngư lôi và tên lửa đã diễn ra.

Ban lãnh đạo Hải quân Mỹ muốn biết tàu sân bay sẽ phản ứng như thế nào với các vụ nổ mô phỏng một cuộc tấn công. Do vậy vào tháng 4 năm 2005, một bài kiểm tra đánh giá về việc hàng không mẫu hạm bị trúng hàng loạt ngư lôi và tên lửa đã diễn ra.

Tuy nhiên sau khi hứng chịu đòn tấn công đến từ số lượng lớn ngư lôi, bom và tên lửa chống hạm hạng nặng thì tàu sân bay USS America vẫn nổi, cho thấy nó có thể chịu được hàng loạt cú đánh do kích thước khổng lồ của mình.

Tuy nhiên sau khi hứng chịu đòn tấn công đến từ số lượng lớn ngư lôi, bom và tên lửa chống hạm hạng nặng thì tàu sân bay USS America vẫn nổi, cho thấy nó có thể chịu được hàng loạt cú đánh do kích thước khổng lồ của mình.

Kết quả là kế hoạch đưa USS America xuống đáy đại dương gần như thất bại, con tàu phải mất 4 tuần trước khi biến mất dưới nước. Như vậy, CV-66 đã trở thành con tàu lớn nhất của Hải quân Mỹ từng bị đánh chìm, nó hiện nằm tại vị trí giữa Nam Carolina và Bermuda.

Kết quả là kế hoạch đưa USS America xuống đáy đại dương gần như thất bại, con tàu phải mất 4 tuần trước khi biến mất dưới nước. Như vậy, CV-66 đã trở thành con tàu lớn nhất của Hải quân Mỹ từng bị đánh chìm, nó hiện nằm tại vị trí giữa Nam Carolina và Bermuda.

Chuyên gia Eastwood nhấn mạnh: “Toàn bộ quá trình thử nghiệm phức tạp nói trên đối với chiếc USS America nhằm mục đích làm cho những con tàu trong tương lai trở nên bền vững hơn".

Chuyên gia Eastwood nhấn mạnh: “Toàn bộ quá trình thử nghiệm phức tạp nói trên đối với chiếc USS America nhằm mục đích làm cho những con tàu trong tương lai trở nên bền vững hơn".

Qua kiểm tra, các chuyên gia biết được rằng những siêu hàng không mẫu hạm với kích thước tương tự rất khó bị phá hủy. Họ kết luận rằng tên lửa sẽ phải xuyên sâu qua nhiều phòng và khoang trống để bắn trọng thương một tàu sân bay cỡ lớn.

Qua kiểm tra, các chuyên gia biết được rằng những siêu hàng không mẫu hạm với kích thước tương tự rất khó bị phá hủy. Họ kết luận rằng tên lửa sẽ phải xuyên sâu qua nhiều phòng và khoang trống để bắn trọng thương một tàu sân bay cỡ lớn.

Theo chuyên gia Brent M. Eastwood, những bài học như vậy đã giúp Hải quân Mỹ thiết kế các tàu sân bay tương lai như lớp Gerald R. Ford.

Theo chuyên gia Brent M. Eastwood, những bài học như vậy đã giúp Hải quân Mỹ thiết kế các tàu sân bay tương lai như lớp Gerald R. Ford.

Thực tế để đánh chìm được một hàng không mẫu hạm với kích thước "siêu khủng" như vậy, giải pháp gần như duy nhất đó là phải sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Thực tế để đánh chìm được một hàng không mẫu hạm với kích thước "siêu khủng" như vậy, giải pháp gần như duy nhất đó là phải sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Hải quân Mỹ gặp sự cố hy hữu: Trực thăng đánh rơi 5 tên lửa xuống biển

Hải quân Mỹ đang mở cuộc tìm kiếm hai thùng chứa 5 quả tên lửa “sát thủ” rơi từ trực thăng xuống Thái Bình Dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bạch Dương ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN