Giữa căng thẳng biên giới, Ấn Độ thả lính TQ cho thấy điều gì?

Một lính Trung Quốc, người bị bắt giữ khi đi lạc gần khu vực biên giới Trung - Ấn hồi cuối tuần trước, đã được quân đội Ấn Độ trao trả cho phía Trung Quốc sáng sớm 21/10, theo PLA News. 

Binh sĩ Trung Quốc. Ảnh: Daily Pioneer

Binh sĩ Trung Quốc. Ảnh: Daily Pioneer

Thời báo Hoàn cầu hôm 21/10 đưa tin, việc quân đội Ấn Độ quyết định trao trả binh sĩ Trung Quốc được coi là dấu hiệu tích cực trước vòng đàm phán lần thứ 8 giữa các chỉ huy 2 bên, dự kiến diễn ra trong tuần này. 

Trích dẫn các nguồn tin chính phủ, truyền thông Ấn Độ hôm 19/10 đưa tin, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến tổ chức vòng đàm phán lần 8 về xung đột biên giới và thảo luận về quá trình rút quân tại khu vực tranh chấp ở đông Ladakh. 

Trong một tuyên bố gần đây, quân đội Ấn Độ cũng nhắc đến việc họ sẽ trao trả một binh sĩ thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), người được cho là đã vượt qua ranh giới LAC (Đường kiểm soát thực tế). 

Các nhà phân tích cho rằng sẽ không khôn ngoan nếu Ấn Độ đối đầu với Trung Quốc, nhất là khi New Delhi đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và nền kinh tế trì trệ. 

"Động thái của Ấn Độ là một cử chỉ thiện chí trước vòng đàm phán thứ 8", Sun Shihai, một chuyên gia tới từ Trung tâm Nghiên cứu Nam Á, thuộc Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc, chia sẻ với Hoàn cầu hôm 20/10, nói thêm rằng Bắc Kinh và New Delhi từng trao trả các binh sĩ đi lạc tại LAC. 

Chuyên gia Sun lưu ý, các vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đàm phán sắp tới là xây dựng lại cơ chế tin cậy lẫn nhau và việc rút quân, nói thêm rằng Ấn Độ nên đưa ra cam kết càng sớm càng tốt. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, hôm 20/10 cho biết, Bắc Kinh hy vọng New Delhi trao trả binh sĩ càng sớm càng tốt và phối hợp với Trung Quốc để thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đạt được tại vòng đàm phán thứ 7. 

Ngày 13/10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo, vòng đàm phán thứ 7 giữa các chỉ huy cấp cao của Ấn Độ và Trung Quốc, được tổ chức một ngày trước đó, diễn ra tích cực, mang tính xây dựng và nâng cao hiểu biết của đôi bên. 

Trả lời về việc Ấn Độ mời Úc tới tham gia tập trận Malabar cùng Mỹ và Nhật Bản, ông Triệu cho rằng hợp tác quân sự giữa các nước nên có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực. 

Trung Quốc và Ấn Độ nên tránh một cuộc chạy đua vũ trang và kiềm chế sử dụng vũ lực như một mối đe dọa, bất chấp việc một số người Ấn Độ tin rằng xây dựng quân đội hùng mạnh là cách đúng đắn để giữ hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới, chuyên gia Sun nói. 

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, nước này đã bắn thử một phiên bản hải quân của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ một tàu khu trục tàng hình của Hải quân Ấn Độ ở biển Arab hôm 18/10. 

Hồi giữa tháng 9, một trong những cuộc tập trận hậu cần quân sự lớn nhất của Ấn Độ đã sử dụng lượng lớn đạn dược, thiết bị, nhiên liệu, vật tư mùa đông và lương thực ở khu vực Ladakh, theo Reuters. 

Qian Feng, giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Viện chiến lược quốc gia, thuộc Đại học  Thanh Hoa (Trung Quốc), cho biết sẽ mất một thời gian dài để Trung Quốc và Ấn Độ xây dựng được lòng tin với nhau. 

Theo ông Qian, các động thái gần đây của Ấn Độ cho thấy nước này đang tăng cường khả năng thương lượng và chủ động trong các cuộc đàm phán thông qua nhiều biện pháp cứng rắn hơn. 

"Trung Quốc dư khả năng đáp trả các động thái của Ấn Độ trong các lĩnh vực ngoại giao, quân sự, kinh tế, an ninh... Nhưng Bắc Kinh luôn cam kết giải quyết vấn đề thông qua đàm phán và hy vọng New Delhi sẽ phối hợp để đạt được mục tiêu tương tự", ông Qian nói. 

Hồi tháng 9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có cuộc gặp tại thủ đô Moscow và đưa ra một tuyên bố chung với 5 điểm đồng thuận, xuyên suốt là việc không nên để mâu thuẫn leo thang thành xung đột và đụng độ quân sự. 

Nguồn: [Link nguồn]

Tình huống binh sĩ mất tích ở Ấn Độ và phản ứng ”khác lạ” của Trung Quốc

Trung Quốc xác nhận có một binh sĩ nước này bị phía Ấn Độ bắt giữ và hối thúc phía Ấn Độ giữ lời hứa sớm trả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Thời báo Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN