Dùng vũ khí cũ "chèo kéo", Mỹ kéo quốc gia Nam Á khỏi tầm tay TQ?

Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng tại các quốc gia khu vực Nam Á, Mỹ cũng nỗ lực lôi kéo một số nước xa rời “tầm tay” Bắc Kinh bằng những bản hợp đồng vũ khí “béo bở”, Nikkei Asian Review đưa tin.

Bangladesh nhiều lần tỏ ý muốn mua trực thăng Apache của Mỹ (ảnh: NI)

Bangladesh nhiều lần tỏ ý muốn mua trực thăng Apache của Mỹ (ảnh: NI)

Mỹ đang đẩy mạnh việc bán cho Bangladesh – quốc gia Nam Á được đánh giá là có vị trí chiến lược – một số vũ khí cũ của nước này nhằm thu hút thêm đồng minh trong khu vực.

Đầu tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã gửi lời đề nghị giúp đỡ Bangladesh hiện đại hóa quân đội trong vòng 10 năm tới. Đây được xem là lời đề nghị hiếm thấy của Mỹ cho các nước khác.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Bangladesh – bà Sheikh Hasina – ông Esper cho biết, Mỹ có thể bán cho quốc gia Nam Á những loại vũ khí tiên tiến, đã qua sử dụng với “giá cả phải chăng”.

Mỹ và Bangladesh được cho là đã đạt được thỏa thuận sau cuộc điện đàm này. Tuy nhiên, thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố.

Trước đó, hãng Boeing của Mỹ tiết lộ việc Bangladesh “rất quan tâm” tới loại trực thăng tấn công Apache AH-64E của hãng này.

Hồi năm ngoái, Bangladesh cũng ngỏ ý muốn mua tên lửa và trực thăng quân sự Apache của Mỹ.

“Chúng tôi đang hướng tới quan hệ hợp tác an ninh sâu sắc hơn với Bangladesh trên cơ sở cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và sự độc lập”, Laura Stone – phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ – phát biểu.

Trung Quốc đã chi nhiều tiền đầu tư vào các dự án hạ tầng ở Bangladesh (ảnh: SCMP)

Trung Quốc đã chi nhiều tiền đầu tư vào các dự án hạ tầng ở Bangladesh (ảnh: SCMP)

Bà Laura Stone nhấn mạnh, Mỹ sẵn sàng là đối tác cung cấp vũ khí uy tín và cho Bangladesh thoải mái lựa chọn.

Từ năm 1990, Bangladesh đã đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí Mỹ với tổng giá trị đạt 110 triệu USD.

Tuy nhiên, con số này là vô cùng khiêm tốn nếu so sánh với khoản chi 2,59 tỷ USD mà Bangladesh sử dụng để mua vũ khí Trung Quốc.

Ali Riaz – chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Illinois – cho rằng, cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper và Thủ tướng Bangladesh là “rất quan trọng” trong bối cảnh quan hệ giữa Bangladesh với Bắc Kinh ngày càng “nồng ấm”.

Trong dịch Covid-19, Trung Quốc nhiều lần gửi vật tư y tế cho Bangladesh. Bắc Kinh cũng có ảnh hưởng lớn ở quốc gia Nam Á khi đầu tư nhiều tiền của vào cơ sở hạ tầng Bangladesh.

Bangladesh cũng đang cố gắng vay khoảng 1 tỷ USD từ Trung Quốc để xây dựng dự án quản lý nước sông Teesta. Trước đó, thỏa thuận chia sẻ nguồn nước sông này với Ấn Độ đã đổ vỡ.

Theo các chuyên gia, Mỹ đang dành nhiều sự chú ý cho Bangladesh và muốn cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở Nam Á. Tại khu vực này, Mỹ có một đồng minh lớn là Ấn Độ.

“Bangladesh sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng và tìm cách cân bằng quan hệ với Mỹ - Trung Quốc”, chuyên gia Riaz nhận xét.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Quân đội hát bài ”nếu chiến tranh xảy ra”, cảnh báo ”lạnh gáy” Đài Loan?

Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan đang đặt quân đội Trung Quốc vào tình thế “căng như dây đàn”. Mới đây, Chiến khu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Nikkei Asian Review ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN