Điều gì dẫn đến đụng độ "đẫm máu" nhất giữa quân đội TQ và Ấn Độ trong 4 thập kỷ?

Căng thẳng biên giới Trung - Ấn một lần nữa leo thang với điểm nóng mới nhất là vụ đụng độ đêm 15/6 khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng và 43 binh lính Trung Quốc thương vong. Muốn biết nguyên nhân sâu xa của việc này, chúng ta cần xét tới hành động của 2 "gã khổng lồ" châu Á trong quá khứ.

Quân đội Trung Quốc cầm một biểu ngữ có dòng chữ: "Các ông đã vượt qua biên giới, hãy mau quay lại" ở khu vực Ladakh, năm 2013. Ảnh: AP

Quân đội Trung Quốc cầm một biểu ngữ có dòng chữ: "Các ông đã vượt qua biên giới, hãy mau quay lại" ở khu vực Ladakh, năm 2013. Ảnh: AP

Hãng AP hôm 17/6 dẫn lời các quan chức Ấn Độ cho hay, căng thẳng biên giới gần nhất giữa Bắc Kinh và New Delhi bắt đầu từ đầu tháng 5/2020 khi lính Trung Quốc được cho là xâm nhập vào vùng lãnh thổ của Ấn Độ, dựng lều và trạm canh gác.

Giới chức Ấn Độ còn cho biết binh lính Trung Quốc đã phớt lờ cảnh báo bằng miệng nhiều lần của lực lượng tuần tra biên giới Ấn Độ, dẫn đến cuộc ẩu đả, ném đá giữa 2 bên.

Theo AP, xem xét lịch sử và mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc - Ấn Độ có thể cho thấy nguyên nhân sâu xa dẫn tới căng thẳng biên giới 2 nước.

Đụng độ ở Doklam

Trong những tuần gần đây, hàng nghìn binh sĩ của 2 nước đã đối đầu nhau tại khu vực thung lũng Galwan, thuộc khu vực Ladakh. Bắc Kinh phản đối việc New Delhi xây dựng một con đường xuyên qua thung lũng, nối khu vực với một bãi đáp máy bay vì cho rằng động thái này nhằm khẳng định quyền kiểm soát lãnh thổ ở khu vực biên giới tranh chấp

Nhà phân tích Chris Biggers cho biết Ngari Günsa, một sân bay Trung Quốc gần đó, đã liên tục được sử dụng để mở rộng hoạt động quân sự trong năm qua với việc triển khai tên lửa đất đối không và 4 chiến đấu cơ.

Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các công nhân đang xây dựng một đường băng, nơi đỗ xe ô tô và sân đỗ phản ứng nhanh.

Ảnh vệ tinh chụp sân bay quân - dân sự Ngari Günsa của Trung Quốc ở gần biên giới Ấn Độ. Ảnh: AP

Ảnh vệ tinh chụp sân bay quân - dân sự Ngari Günsa của Trung Quốc ở gần biên giới Ấn Độ. Ảnh: AP

Trung Quốc và Ấn Độ từng xảy ra đụng độ lớn năm 2017 tại khu vực biên giới Doklam, kéo dài 73 ngày. Binh sĩ Ấn Độ khi đó được điều động tới đối phó với động thái từ phía Trung Quốc nhằm mở rộng sự hiện diện dọc biên giới với Bhutan. Mọi chuyện sau đó được xoa dịu thông qua các kênh ngoại giao.

Chiến tranh và hòa bình giữa 2 "gã khổng lồ" châu Á

Trung Quốc và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 nhưng một cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 đã khiến mối quan hệ này bị ảnh hưởng trong nhiều thập kỷ.

Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh Trung - Ấn năm 1962 chủ yếu vẫn là tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc khi đó tuyên bố sở hữu vùng lãnh thổ với diện tích 90.000 km vuông ở khu vực đông bắc Ấn Độ, bao gồm cả bang Arunachal Pradesh.

Trong khi đó, Ấn Độ tuyên bố Trung Quốc đã xâm chiếm 38.000 km vuông lãnh thổ của New Delhi ở vùng cao nguyên Aksai Chin, phía tây Himalaya - bao gồm cả khu vực Ladakh.

Trung Quốc và Ấn Độ từng có nhiều lần đụng độ tại khu vực biên giới tranh chấp. Ảnh minh họa: Indian Army

Trung Quốc và Ấn Độ từng có nhiều lần đụng độ tại khu vực biên giới tranh chấp. Ảnh minh họa: Indian Army

Quan hệ Trung - Ấn tiếp tục căng thẳng sau khi New Delhi cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma, người chống đối Trung Quốc, tị nạn chính trị. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thành lập một chính phủ lưu vong tự xưng ở thị trấn Dharmsala, miền bắc Ấn Độ.

Nỗ lực hòa giải

Năm 1993, Trung Quốc và Ấn Độ ký một thỏa thuận chung về "Duy trì hòa bình và ổn định" tại khu vực biên giới dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Tuy nhiên, 2 nước không thể giải quyết triệt để tranh chấp dù đã có hơn 20 vòng đàm phán cùng với nhiều cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Việc Trung Quốc hỗ trợ Pakistan trong tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ ở khu vực Kashmir cũng là một lo ngại lớn cho Ấn Độ. Trung Quốc đã xây dựng một con đường xuyên qua khu vực Kashmir, phần thuộc Pakistan kiểm soát. Trong khi đó, Ấn Độ từ chối tham gia sáng kiến "Vành đai, con đường" của Trung Quốc.

Cạnh tranh kinh tế trong bối cảnh thương mại phát triển

Bất chấp các cuộc đụng độ lẻ tẻ ở biên giới, quan hệ kinh tế Trung - Ấn đã được mở rộng trong thập kỷ qua.

Hơn 100 công ty Trung Quốc đã thiết lập văn phòng hoặc hoạt động tại Ấn Độ, theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Huawei, Vivo và Oppo chiếm gần 60% thị trường điện thoại di động Ấn Độ. Trong khi đó, các sản phẩm chính của Ấn Độ xuất khẩu sang Trung Quốc là bông, đồng và đá quý.

Khối lượng giao dịch thương mại giữa 2 nước tăng thêm hơn 137 tỷ USD trong năm 2018 và vượt qua con số 53 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019, với 43 tỷ USD trong số này đến từ việc Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đụng độ ”chết chóc” Trung - Ấn: Có leo thang thành chiến tranh biên giới?

Sau cuộc đụng độ “đẫm máu” mới nhất của quân đội Trung Quốc - Ấn Độ tại khu vực biên giới tranh chấp, điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - AP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN