Đằng sau chuyện Gia Cát Lượng ngồi gảy đàn đuổi 15 vạn quân Tư Mã Ý

Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Tư Mã Ý thống lĩnh 15 vạn quân bao vây, bị Gia Cát Lượng dùng "không thành kế" làm cho rút lui. Nhưng liệu sự thật đằng sau câu chuyện này có hoàn toàn như vậy?

Đằng sau chuyện Gia Cát Lượng ngồi gảy đàn đuổi 15 vạn quân Tư Mã Ý - 1

Tư Mã Ý là đối thủ xứng tầm nhất của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai đối thủ không đội trời chung. Hai con người tài năng kiệt xuất này từng nhiều lần bất phân thắng bại.

Một trong những lần Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có phen thử tài nhau là khi Lượng dùng "Không thành kế", giúp đuổi được 15 vạn binh mã của Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý đập tan chiến dịch Bắc phạt lần 1

Theo Qulishi, năm 228, Gia Cát Lượng mang quân Bắc phạt lần thứ nhất. Ngụy Minh Đế Tào Tuấn sai Tư Mã Ý và Trương Cáp đem quân địch lại.

Sau khi bắt tướng của Thục Hán là Mạnh Đạt ở Tân Thành, Tư Mã ý ngày càng có uy trong hàng ngũ Tào Ngụy, được giao trọng trách đối phó Gia Cát Lượng.

Một mặt, Tư Mã Ý tâu Ngụy Minh Đế sai tướng Tào Chân đem quân chi viện cho My Thành, nhằm ngăn chặn Triệu Vân. Mặt khác, Tư Mã Ý lệnh cho Trương Hợp dẫn 5 vạn kỵ binh và bộ binh tiến nhanh đến Nhai Đình, vòng đường sau đánh tập hậu quân Thục.

Để đối phó với kế sách của Tư Mã Ý và cũng nhằm đảm bảo cho chiến dịch Bắc phạt thành công, Gia Cát Lượng lệnh cho tướng Mã Tốc đem quân chi viện tiến đánh quân của Trương Hợp, nhằm giữ Nhai Đình.

Nhiều người đã khuyên rằng để đối đầu với Trương Hợp, một viên tướng dày dạn kinh nghiệm trên sa trường thì nên dùng Ngụy Diên hoặc Ngô Ban, nhưng Gia Cát Lượng cuối cùng lại chọn Mã Tốc làm tướng tiên phong.

Đằng sau chuyện Gia Cát Lượng ngồi gảy đàn đuổi 15 vạn quân Tư Mã Ý - 2

Tư Mã Ý đụng độ với Gia Cát Lượng nhiều lần, nhưng chủ yếu chỉ thủ không đánh.

Mã Tốc và Vương Bình tiến đến Nhai Đình đúng lúc Trương Cáp dẫn quân tới. Mã Tốc không nghe lời Gia Cát Lượng khuyên, bỏ đường sông, trấn giữ trên núi. Vương Bình khuyên can không được, ông đành xin Mã Tốc cho 5000 người ngựa ra đóng trại dưới chân núi.

Trương Cáp theo sự chỉ đạo của Tư Mã Ý, đem quân vây trại của Mã Tốc trên núi, rồi cắt đứt đường tiếp nước. Quân Thục thiếu nước, sức chiến đấu giảm sút.

Trương Cáp chỉ chờ có vậy, dồn sức đánh tan Mã Tốc, quân Thục bỏ chạy tán loạn, chỉ cánh quân của Vương Bình cố gắng giữ doanh trại.

Thấy Vương Bình đốc quân dồn sức chiến đấu, cố thủ không rút, Trương Cáp nghi quân Thục có phục binh nên không dám tiến. Vương Bình nhân cơ hội này chỉnh đốn lại đội ngũ, đưa những người bị thương rời tiền tuyến.

Nhai Đình thất thủ, đại quân Thục không thể tiến nữa, buộc Gia Cát Lượng phải lệnh rút quân, từ bỏ chiến dịch Bắc phạt lần 1. Thừa thắng xông lên, 15 vạn đại quân của Tư Mã Ý kéo đến Tây Thành, nơi Gia Cát Lượng được bảo vệ bởi 2.500 binh lính.

Tư Mã Ý có thật sự mắc mưu Gia Cát Lượng?

Nghe tin đại quân Tư Mã Ý vây hãm bên ngoài, Gia Cát Lượng lệnh mở toang hết 4 cổng thành và cắt cử ở mỗi cổng thành khoảng hai chục binh sĩ mặc quân áo dân thường.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau khi truyền lệnh xong, Gia Cát Lượng mang theo một cây đàn cùng với hai tiểu đồng, đi lên mặt thành, đốt hương gảy đàn.

Đại quân Tư Mã ý đến Tây Thành, thấy cửa thành mở toang, Gia Cát Lượng ngồi trên thành gảy đàn với một sự im lặng đến kỳ lạ, không ai dám lên trước. Tư Mã ý lo ngại có mai phục nên hạ lệnh lui binh.

Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả, khi quân Ngụy rút lui, Gia Cát Lượng mới thốt lên: "Trời xanh cứu ta, Tư Mã Ý thật hiểu ý ta". Còn Tư Mã Ý sau khi về đến doanh trại và nghe con trai là Tư Mã Sư báo cáo tình hình Tây Thành, nói: "Con à, Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán, cha không bằng ông ta đâu".

Nhưng liệu Tư Mã Ý có thực sự sợ Khổng Minh Gia Cát Lượng? với 15 vạn quân trong tay, Tư Mã Ý thừa sức cày nát Tây Thành, dù cho Gia Cát Lượng có phòng bị ra sao.

Đằng sau chuyện Gia Cát Lượng ngồi gảy đàn đuổi 15 vạn quân Tư Mã Ý - 3

Tư Mã Ý có lý do để không giết Gia Cát Lượng.

Theo các sử gia Trung Quốc hiện đại, Tư Mã Ý trầm ngâm nghe tiếng đàn của Khổng Minh rồi lặng lẽ rút lui là vì đã nhận ra được ẩn ý bên trong. Khổng Minh để ngỏ cổng thành, ngồi trên thành thư thái đánh đàn chính là không còn màng đến cái chết.

Tư Mã Ý biết mình chưa thể xuống tay với Gia Cát Lượng, vì bản thân phải đối phó với nhiều mối đe dọa đố kỵ trong triều. Nay nếu Lượng chết, con đường vào Thục Hán mở toang, Tư Mã Ý biết mình sớm muộn cũng sẽ trở thành cái gai trong mắt nhà Ngụy.

Năm xưa, Phạm Lãi, phò tá Việt vương Câu Tiễn đánh bại Ngô vương Phù Sai, liền rời đi ngay. Bởi ông nhìn tướng Câu Tiễn là người chỉ có thể chung lưng đấu cật lúc hoạn nạn chứ không thể cùng hưởng vinh hoa phú quý.

Ngược lại, người bạn thân là Văn Chủng lại không nghe theo, chỉ cáo bệnh không vào triều, sau này bị giết chết.

Tư Mã Ý trước sau luôn là người chủ động phòng thủ. Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt Bắc phạt thì Tư Mã ý thủ vững. Sau này Gia Cát Lượng bị bệnh mà chết trên chiến trường, ông cũng không đuổi cùng giết tận.

Có thể nói, Tư Mã Ý một lần nữa đã nhìn xa trông rộng. Ông duy trì cục diện Tam quốc đến cuối đời, để tích lũy quyền lực cho hậu duệ sau này phế bỏ nhà Ngụy, rồi mới thống nhất Trung Hoa.

Cũng có lời nhận định khác cho rằng, một khi chiến dịch Bắc phạt lần 1 thất bại, Gia Cát Lượng với tư cách là thừa tướng nhà Thục, đã chủ động rút về trước, để các tướng bọc hậu phía sau. Vậy nên không thể có chuyện Gia Cát Lượng đụng độ Tư Mã Ý ở Tây Thành.

_______________________

Tư Mã Ý được đánh giá có tài năng sánh ngang Khổng Minh Gia Cát Lượng, nhưng chính sử Trung Quốc cũng ghi nhận một câu chuyện của Tư Mã Ý về cuối đời mà các sử gia sau này đánh giá về điểm này Ý không bằng Lượng. Bài dài kỳ tới sẽ nói về câu chuyện này.

Sự thật về Tư Mã Ý - đối thủ lớn nhất đời của Gia Cát Lượng

Tư Mã Ý xuất thân phò tá Tào Ngụy, là người đa mưu túc kế, sau này nắm lấy cơ hội mà lật đổ nhà Ngụy, được truy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN