Cuộc sống của 5 vạn người Triều Tiên làm việc ở Nga

Ông chủ người Nga khen công nhân Triều Tiên làm việc chăm chỉ, ít nghỉ ngơi giữa giờ, không ngủ nhiều và ý thức lao động tốt.

Cuộc sống của 5 vạn người Triều Tiên làm việc ở Nga - 1

Cảng Vladivostok (Nga), nơi mới mở tuyến phà qua lại với Triều Tiên.

 “Họ là những người đặc biệt chăm chỉ và cẩn thận. Họ không nghỉ ngơi quá lâu, không thường xuyên hút thuốc lá hay né tránh nhiệm vụ”, một trang web của công ty tuyển dụng lao động Triều Tiên ở thành phố Vladivostok, Nga, viết.

Ngành công nghiệp sửa chữa nhà cửa không chịu ảnh hưởng như những ngành nghề khác trong chương trình xuất khẩu lao động của Triều Tiên. Thợ sơn, thợ thạch cao không bị đối xử tệ như những công nhân nước này làm việc ở Nga trong các trại làm gỗ hay xây dựng.

Theo tính toán, Triều Tiên kiếm được 120 triệu USD/năm từ số tiền người lao động làm việc ở Nga gửi về. Đây là nguồn thu quan trọng cho Triều Tiên, góp phần giúp quốc gia này phát triển vũ khí và tên lửa. Hiện nay, số người Triều Tiên làm việc ở Nga lên tới gần 5 vạn người, nhiều hơn cả số công nhân tại Trung Quốc hay Trung Đông.

Một quản lý người Nga của công ty có trụ sở tại Vladivostok cho biết, hiện nay, mỗi tháng công nhân Triều Tiên đóng cho chính phủ 50.000 rúp (tương đương 18 triệu đồng), so với con số 17.000 rúp năm 2006.

Người này cho biết với các công nhân được hưởng lương cao nhất, mỗi tháng họ đóng ít nhất 50% lương. Trưởng nhóm xây dựng nhận 20% nữa để đổi lấy công việc cho các thợ sơn Triều Tiên. Số tiền này tăng lên, một phần vì đồng rúp mất giá, phần còn lại là do Triều Tiên phóng tên lửa ngày một nhiều.

Lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế hồi tháng 2 và Trung Quốc dừng nhập khẩu than từ Triều Tiên đã khiến quốc gia này điêu đứng vì thiếu ngoại tệ. Do đó, các công nhân Triều Tiên xuất khẩu lao động đi nước ngoài trở thành nguồn cung cấp tiền chính cho Bình Nhưỡng.

Cuộc sống của 5 vạn người Triều Tiên làm việc ở Nga - 2

Nhà hàng Triều Tiên tại thành phố Vladivostok.

Những lao động này ở tại các kí túc ở thành phố Vladivostok và không được liên lạc với người Nga ngoài giờ làm việc. Việc nở rộ lao động Triều Tiên tại Nga trùng thời điểm quan hệ hai bên ấm dần hơn trong thời gian qua. Nga đang xuất khẩu nhiều than tới Bình Nhưỡng và mỗi tuần hai lần có một chuyến phà xuất phát từ Vladivostok và Rason.

Tháng 4.2016, ít lâu sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công “bom nhiệt hạch thu nhỏ”, quan chức Nga và Triều Tiên đã có mặt ở phía nam thành phố Vladivostok để ăn mừng “Ngôi nhà Kim Nhật Thành”. Đây là một căn nhà bằng gỗ tưởng nhớ nhà lập quốc Triều Tiên và được xây dựng bằng tiền tài trợ của Nga.

Lượng than Nga xuất khẩu sang Triều Tiên tăng gấp ba lên con số 28,4 triệu USD trong quý đầu tiên của năm 2017, tăng mạnh so với cùng kỳ 2014. Hành động của Moscow được xem là dấu hiệu rõ nhất cho thấy nước này phản đối quyết tâm trừng phạt mạnh tay hơn nữa của Mỹ nhắm vào Triều Tiên.

Lí do vì sao Triều Tiên nhập than từ Nga vẫn là một ẩn số, vì quốc gia Đông Á cũng có trữ lượng than nhiều không kém. Một điều kì lạ khác được tờ New York Times phát hiện là các chuyến phà nối Nga và Triều Tiên do công ty Nga khai thác. Cần biết rằng, rất ít người Nga có nhu cầu đi du lịch Triều Tiên Và ngược lại, càng ít người Triều Tiên đủ tiền tới Nga.

Khi chiếc phà Mangyongbong cập cảng Vladivostok tuần trước, 6 vị khách Triều Tiên bước xuống. Chiếc phà này được thiết kế cho 193 người.

Cuộc sống của 5 vạn người Triều Tiên làm việc ở Nga - 3

Một công nhân Triều Tiên đang làm việc.

Mikhail Khmel, phó giám đốc điều hành công ty phà Invest Stroy Trest của Nga, nói rằng người Triều Tiên “không phải là thiên thần” nhưng không đáng phải chịu áp lực gây ra bởi Mỹ. “Mỹ sống cách rất xa Triều Tiên, chúng tôi thì quá gần. Chúng tôi muốn làm ăn bình thường với họ”.

Tuyến phà này chỉ nối hai thành phố của Nga và Triều Tiên. Đây là địa điểm du lịch quốc tế hiếm hoi bên cạnh Bắc Kinh và Thẩm Dương ở Trung Quốc phục vụ hành khách Triều Tiên bay tới khám phá. Mỗi thứ Sáu, những người Triều Tiên mặc quần áo cũ kĩ, được những giám sát viên quan sát cẩn thận, tập trung tại sân bay Vladivostok. Họ cầm theo những vali to khi bay từ Bình Nhưỡng tới hoặc về quê nhà.

Điều kiện làm việc ở Nga không hẳn tốt nhưng người Triều Tiên vẫn mong muốn quay trở lại. Ông chủ một công ty xây dựng ở Nga nói rằng họ trả một khoản phí lót tay cho quan chức Triều Tiên để tăng thêm suất đưa người ra nước ngoài.

Một người đàn ông 52 tuổi, đang làm ở Nga theo hợp đồng 5 năm lần hai. Ông dùng tên giả Dima và nói rằng muốn kiếm tiền cho tổ quốc và chính bản thân mình. Ông cho biết giấy phép làm việc ở Nga sẽ hết hạn trong năm tới nhưng Dima hy vọng sẽ quay trở lại.

Các ông chủ người Nga cho biết công nhân Triều Tiên làm việc vài tiếng liên tiếp mà không phàn nàn và gọi ông dậy lúc 6 giờ, ngay cả khi đó là cuối tuần. Nếu ông chủ không xuất hiện và giao việc cho công nhân Triều Tiên, họ sẽ gọi đánh thức ông ấy cho bằng được.

“Họ không nghỉ ngơi. Họ chỉ ăn, uống, đi ngủ. Chấm hết. Họ cũng không ngủ nhiều. Họ làm việc cực kì chăm chỉ”, ông chủ người Nga giấu tên nói. Ông nói dù bị giữ phần lớn lượng tiền, công nhân Triều Tiên vẫn chăm chỉ đi làm vì sống ở Nga tốt hơn là quê nhà.

Bất ngờ nguồn tiền của Triều Tiên cách xa... 1,3 vạn km

Quan hệ của Triều Tiên và các quốc gia châu Phi có lịch sử hơn 50 năm và vẫn phát triển, bất chấp lệnh cấm vận bủa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - NYT ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN