Cuộc chiến khốc liệt quyết định vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin

Nước Nga thời hậu Liên Xô đối mặt với muôn vàn khó khăn, vừa phải ổn định tình hình trong nước, vừa miễn cưỡng đồng ý để 14 quốc gia thuộc Liên Xô cũ độc lập. Hệ quả kéo theo là nhiều vùng lãnh thổ khác trong Liên bang Nga manh nha tìm cách độc lập, mà Chechnya đòi độc lập năm 1994 là vấn đề nhức nhối nhất.

Cuộc chiến Chechnya lần 1 là một thất bại lớn của Nga.

Cuộc chiến Chechnya lần 1 là một thất bại lớn của Nga.

Chechnya chỉ là một vùng đất nhỏ bé với dân số chỉ khoảng hơn một triệu người. Khi vùng lãnh thổ này đơn phương tuyên bố độc lập, thành lập Cộng hòa Chechen, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Boris Yeltsin, đã dùng mọi nguồn lực để mở cuộc tấn công nhằm vào Chechnya.

Chechnya với địa hình mang ý nghĩa chiến lược, là cửa ngõ kết nối Nga với Trung Đông qua khu vực Caucasus, lại có số đông dân số không phải là người Nga, trở thành cuộc so găng mới giữa nước Nga non trẻ và phương Tây.

Cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất nổ ra giai đoạn năm 1994-1996, kết thúc với thất bại nặng nề, buộc quân đội Nga phải rút khỏi Chechnya. Ở thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ là một quan chức cấp địa phương ở thành phố St. Petersburg mà không mấy ai biết tới.

5 năm sau, ông Putin trở thành ông chủ Điện Kremlin, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến Chechnya lần 2 với chiến thắng vang dội và thu được tầm ảnh hưởng rộng khắp.

Trong cuộc chiến Chechnya lần thứ I dưới thời Boris Yeltsin, Nga tổn thất hơn 3.800 binh sĩ, 1.900 người mất tích, 52.000 người bị thương hoặc bị bệnh và khoảng 20.000 dân thường thiệt mạng.

Cuộc chiến Cechnya lần 2 năm 1999 thể hiện bộ mặt khác hẳn của quân đội Nga.

Cuộc chiến Cechnya lần 2 năm 1999 thể hiện bộ mặt khác hẳn của quân đội Nga.

Những ký ức mà Anatoly Shabad, một nhà vật lý, người theo chủ nghĩa dân chủ ở Chechnya còn nhớ là binh sĩ Nga tràn vào thủ đô Chechnya, Grozny từ mọi hướng vào đúng dịp năm mới 1994. Đến sáng hôm sau, những gì Shabad thấy là xác binh sĩ Nga nằm la liệt còn xe tăng bị thiêu rụi.

Cuộc chiến kéo dài trong 2 năm không hề giúp Nga đạt được mục đích ổn định khu vực, ngoại trừ việc lãnh đạo phe nổi dậy, Dzokhar Dudayev, bị tiêu diệt tháng 4.1996 bởi tên lửa dẫn đường bằng laser của Nga. Cuộc chiến nhấn chìm Chechnya trong đống đổ nát như Stalingrad thời Thế chiến 2, làm tổn hại đến hình ảnh của Nga thời hậu Liên Xô.

Năm 1999, Boris Yeltsin đột ngột từ chức, dọn đường để ông Putin trở thành nhà lãnh đạo mới, với trọng trách đầu tiên là kiểm soát tình hình ở Chechnya. Đến ngày 30.4.2000, tức là chỉ 4 tháng sau khi ông Putin nắm quyền, Cộng hòa Chechnya sụp đổ, liên bang Nga khôi phục quyền kiểm soát ở khu vực Caucasus.

Giai đoạn suốt 9 năm sau là thời điểm quân đội Nga truy quét khủng bố cực đoan ở Chechnya, dẫn đến chiến thắng cuối cùng vào ngày 15.4.2009.

Sau này các sử gia đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Putin, quân đội Nga đã thay đổi hoàn toàn diện mạo so với sự lạc hậu từ thời chiến tranh Chechnya lần thứ nhất. Quân đội Nga đã thực hiện sự trấn áp tuyệt đối đối với quân nổi dậy Chechnya.

Cuộc chiến khốc liệt quyết định vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin - 3

Ông Putin đã thể hiện sự cứng rắn và quyết đoán khi thu hồi thành công Chechnya.

Chiến thắng Chechnya là đòn giáng mạnh vào âm mưu của Mỹ và châu Âu trong việc gây rối loạn tại Chechnya, nhằm mục đích chia cắt huyết mạch kết nối Nga với Trung Đông.

Sau cuộc chiến lần 2 ở Chechnya, phương Tây nhắc đến ông Putin với hình ảnh là một người hành động quyết đoán. Ở trong nước, tỷ lệ ủng hộ Putin liên tục tăng lên, với 70% người ủng hộ nhiệm kỳ tổng thống của ông Putin vào năm 2000. Con số này tăng lên 85% vào năm 2008 và 85% vào năm 2015, theo số liệu thống kê chính thức.

Sau cuộc chiến Chechnya, ông Putin còn hai lần khiến Mỹ và phương Tây phải ngỡ ngàng. Đó là cuộc chiến Gruzia năm 2008 và việc Nga sáp nhập Crimea vào liên bang Nga năm 2014.

Trong cả hai lần xảy ra xung đột với Gruzia và Ukraine – hai quốc gia thân phương Tây, ông Putin đều cho thấy sự quyết đoán, nhanh chóng bẻ gãy ý chí đối phương để giành thắng lợi quyết định. Thậm chí quân đội Nga dễ dàng tiếp quản bán đảo Crimea mà không tốn một viên đạn.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau 20 năm cầm quyền, ông Putin đã thay đổi nước Nga như thế nào?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nắm quyền ở Nga trong suốt 20 năm qua, để lại nhiều di sản quý giá cùng đường lối lãnh...

Cuộc chiến khốc liệt quyết định vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin - 4Cuộc chiến khốc liệt quyết định vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin - 4

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vladimir Putin Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN