Chiến thuật tấn công mới của Trung Quốc đe dọa chiến lược ÂĐD-TBD của Mỹ?

Theo giới phân tích, chiến thuật tăng khả năng hợp tác và phối hợp chiến đấu của Trung Quốc có thể thách thức chiến lược phòng thủ quần đảo của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc gần Đài Loan cho thấy quân đội nước này có thể đang huấn luyện phi công của mình các chiến thuật tác chiến mới, theo tờ South China Morning Post.

Hiện mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh là huấn luyện binh sĩ sử dụng máy bay ném bom chiến đấu J-16 kết hợp máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử, các nhà phân tích cho biết.

Theo giới quan sát quân sự, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500 (Awacs) và các thế hệ máy bay chiến đấu khác nhau của Trung Quốc đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuộc tập trận gần Đài Loan những tháng gần đây.

Máy bay chiến đấu J-16 của không quân Trung Quốc. Ảnh: HANDOUT

Máy bay chiến đấu J-16 của không quân Trung Quốc. Ảnh: HANDOUT

Loạt máy bay chống tàu ngầm và máy bay tác chiến điện tử Y-8 cũng đã tham gia các tổ hợp bay tăng cường. Trong khi đó, ngày 14-6, một nhóm 28 máy bay gồm máy bay chiến đấu J-11, J-10 và J-7 và máy bay ném bom H-6 đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Theo ông Lu Li-shih thuộc Học viện Hải quân Đài Loan, Bắc Kinh đang thử chiến thuật tăng khả năng hợp tác và phối hợp chiến đấu (CEC) để kết nối và chia sẻ thông tin giữa các nền tảng chiến đấu khác nhau, với mỗi nền tảng đảm nhiệm vai trò riêng biệt trong một cuộc giao tranh.

Ông nói: "Trong chiến lược CEC, các máy bay KJ-500 có thể chịu trách nhiệm tìm kiếm mục tiêu và sau đó chia sẻ thông tin với chiếc J-16 để các máy bay này tấn công kẻ thù vì chiếc Awacs không mang theo bất kỳ vũ khí nào".

"Hoạt động của KJ-500, J-15 và các máy bay khác xung quanh Đài Loan cho thấy Trung Quốc hiện có thể thách thức chiến lược phòng thủ quần đảo - vốn là một phần trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ" - ông Lu nói.

"Mỹ cần giúp Đài Loan tăng cường khả năng tác chiến điện tử và hoạt động phổ điện từ để ngăn chặn sự mở rộng quân sự hơn nữa của Bắc Kinh trong khu vực" - chuyên gia Lu nhận định.

Quân đội Trung Quốc. Ảnh: DOD PHOTO

Quân đội Trung Quốc. Ảnh: DOD PHOTO

Theo chuyên gia quân sự Antony Wong Tong ở Macau, chiếc J-16 được thiết kế đặc biệt để có thể tấn công Đài Loan. Tuy nhiên, nó không hoạt động riêng lẻ mà cần phải kết hợp với máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10C.

Chuyên gia này cho biết chiếc J-16 được phát triển để khắc phục các khuyết điểm của chiếc J-20 và những máy bay chiến đấu thế hệ cũ khác trong các trận không chiến.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng áp dụng chiến thuật CEC giữa tàu khu trục mang tên lửa tàng hình Type 055 nặng 12.000 tấn và tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D nhỏ hơn, kém tinh vi hơn.

Theo ấn bản mới nhất của tạp chí quân sự Trung Quốc Ordnance Industry Science Technology, việc phát triển J-16 bắt đầu từ đầu những năm 2010, khi không quân Mỹ tiết lộ kế hoạch trang bị cho máy bay chiến đấu F-15C/D Eagle một mảng quét điện tử điều khiển bằng máy tính (AESA).

Xuất hiện trên kênh truyền hình nhà nước CCTV vào tháng 3, chuyên gia huấn luyện Wang Songxi của quân đội Trung Quốc mô tả J-16 là một chiếc máy bay chiến đấu "không có sai sót". Nó có khả năng mang nhiều loại vũ khí, bao gồm các tên lửa không đối không, không đối đất và tên lửa dẫn đường bằng radar tầm nhìn xa.

Còn theo phi công Bai Long, ưu điểm lớn nhất của J-16 là khả năng tìm thấy đối phương và tấn công phủ đầu. Với khả năng tàng hình cao, máy bay này có thể tránh được mọi đòn phản công từ đối thủ.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc thề sẽ 'giáng đòn mạnh' vào Mỹ sau lệnh trừng phạt 7 quan chức

Trung Quốc thề sẽ "giáng một đòn mạnh" vào Mỹ sau khi Washington áp đặt thêm biện pháp trừng phạt lên các quan chức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÁNH NHƯ ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN