Chiến đấu cơ Pakistan làm thế nào dội bom mục tiêu trong lãnh thổ Iran?

Iran và Pakistan gần đây lần đầu tiên trong lịch sử tập kích mục tiêu trong lãnh thổ của nhau. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh Iran - Iraq năm 1988, Iran ghi nhận tên lửa hoặc bom rơi xuống lãnh thổ.

Chiến đấu cơ JF-17 của không quân Pakistan.

Chiến đấu cơ JF-17 của không quân Pakistan.

Theo thông tin do hãng thông tấn Nga TASS tổng hợp, cuộc tập kích của Pakistan được thực hiện vào sáng sớm ngày 18/1 (giờ địa phương). 

Máy bay quân sự Pakistan đã xâm nhập không phận Iran để thực hiện nhiệm vụ, theo nguồn tin tình báo Pakistan. Tính đến tối ngày 18/1, số người chết được Iran ghi nhận trong cuộc tập kích đã tăng lên con số 10.

Sau khi vụ việc xảy ra, Iran đã tổ chức tập trận quân sự quy mô lớn ở khu vực phía đông nam gần Pakistan. Quân đội Iran triển khai hàng loạt máy bay và tên lửa phòng không trong cuộc tập trận.

Tờ EurAsian Times của Ấn Độ dẫn nguồn tin nguồn tin tình báo mở (OSINT) cho biết, Pakistan đã huy động phi đội chiến đấu cơ JF-17 và J-10C cho cuộc tập kích không báo trước trong lãnh thổ Iran.

Lúc 6 giờ sáng ngày 18/1 (giờ địa phương), các máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Masroor ở thành phố Karachi, thủ phủ của Sindh - tỉnh nằm liền kề tỉnh Baloschistan ở vùng giáp biên giới Iran. Pakistan và Iran chia sẻ đường biên giới chung dài khoảng 900km.

Không quân Pakistan cũng huy động máy bay không người lái (UAV) Wing Loong làm nhiệm vụ xác định mục tiêu. UAV dường như xâm nhập không phận Iran, phát hiện "7 khu vực được cho là có sự hiện diện của nhóm khủng bố mà Pakistan nhắm tới".

Trong cuộc tập kích, chiến đấu cơ JF-17 trực tiếp ném bom lượn dẫn đường còn chiến đấu cơ J-10C đóng vai trò yểm trợ và hỗ trợ tác chiến điện tử.

Chiến đấu cơ JF-17 được cho là đã ném bom trong không phận Pakistan để tránh nguy cơ Iran kích hoạt hệ thống phòng không. Vị trí các mục tiêu cách biên giới Pakistan khoảng 80 - 100km.

Vũ khí chính mà các chiến đấu cơ JF-17 của Pakistan sử dụng được cho là bom lượn dẫn đường GIDS B-REK với phạm vi tấn công khoảng 170km.

Kể từ tháng 3/2017, Pakistan đã tích hợp bom lượn dẫn đường do công ty quốc phòng GIDS của nước này sản xuất vào chiến đấu cơ JF-17. Mẫu bom này có tính năng tương tự như JDAM-ER của Mỹ với phạm vi tấn công chính xác mục tiêu trong khoảng 20 mét.

Chiến đấu cơ J-10C được Pakistan mua của Trung Quốc.

Chiến đấu cơ J-10C được Pakistan mua của Trung Quốc.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pakistan, đợt tập kích diễn ra thành công, hạ "nhiều mục tiêu khủng bố".

Tờ EurAsian Times cho biết, JF-17 là mẫu chiến đấu cơ chủ lực trong biên chế không quân Pakistan với số lượng khoảng 125 chiếc. 

JF-17 Thunder là chiến đấu cơ đa năng hạng nhẹ, sử dụng một động cơ do liên doanh Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển. Máy bay có thể mang theo gần 4 tấn vũ khí gồm bom, tên lửa các loại gắn ở các giá đỡ hai bên cánh.

So với chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, JF-17 tỏ ra lép vế cả về phạm vi hoạt động và khối lượng vũ khí mang theo. Nhưng ưu điểm là chi phí hoạt động và bảo dưỡng rẻ hơn một nửa, theo EurAsian Times.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 18/1 kêu gọi Iran, Pakistan “bình tĩnh và hết sức kiềm chế”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - EurAsian Times ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN