Biến thể Delta xuất hiện, nhiều quốc gia áp dụng giới hạn mới để chống dịch COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Kể từ khi biến thể Delta của đại dịch COVID-19 xuất hiện, nhiều nước trên thế giới đã buộc phải áp đặt các giới hạn mới.

Từ chiều ngày 26/6 (giờ địa phương), toàn bộ thành phố Sydney cùng nhiều khu vực khác ở bang New South Wales (NSW), Australia, sẽ bị phong tỏa trong vòng 2 tuần, nhằm giảm thiểu số lượng người trong cộng đồng có khả năng phơi nhiễm trước sự lây lan rất nhanh của biến thể Delta gây ra đại dịch COVID-19 tại địa phương.

Theo các quy định phòng chống dịch mới, hơn 5 triệu cư dân ở các khu vực trên chỉ có thể rời khỏi nhà với 4 lý do thiết yếu, bao gồm đi chợ mua sắm thực phẩm hoặc các đồ dùng và dịch vụ thiết yếu khác, khám chữa bệnh (trong đó có đi tiêm phòng COVID-19), tập thể dục ngoài trời theo nhóm không quá 10 người, đi làm hay đi học nếu không thể làm tại nhà.

Australia mở rộng phong tỏa toàn khu vực Sydney để phòng chống dịch. Ảnh: BBC.

Australia mở rộng phong tỏa toàn khu vực Sydney để phòng chống dịch. Ảnh: BBC.

Trong khi đó, các khu vực còn lại của bang NSW sẽ phải tuân theo các hạn chế như không tiếp quá năm khách (kể cả trẻ em) tại nhà cùng một lúc, đeo khẩu trang tại tất cả các địa điểm trong nhà, tái áp dụng quy tắc giãn cách xã hội tối thiểu 4m2 tại các địa điểm trong nhà và ngoài trời.

Thông báo trên được đưa ra khi bang đông dân nhất của Australia ghi nhận thêm 12 trường hợp mắc COVID-19 mới trong cộng đồng trong ngày 26/6, nâng tổng số ca mắc bệnh tại đây lên 80 ca, cùng với danh sách ngày càng tăng các địa điểm có nguy cơ phơi nhiễm, gây lo ngại bang này sẽ đối mặt với nhiều ca mắc mới trong các ngày tới.

Tại Anh, Cựu bộ trưởng Tài chính Sajid Javid đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế vào tối 26/6 chưa đầy 2 giờ sau khi ông Matt Hancock từ chức do vi phạm các quy định giãn cách xã hội. Ông Javid sẽ trở lại dẫn dắt công tác ứng phó với đại dịch COVID-19 sau khi từ chức Bộ trưởng Tài chính vào năm ngoái.

Bên cạnh đó, dù chương trình tiêm chủng vẫn tiếp tục giảm số ca nhiễm ở nhiều quốc gia, biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ đang làm dấy lên lo ngại rằng đại dịch sẽ còn kéo dài. Biến thể này cho tới nay đã cướp đi sinh mạng của gần 4 triệu người.

Chính phủ Bangladesh ngày 25/6 (giờ địa phương) thông báo áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc từ ngày 28/6 nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Động thái mạnh tay của Chính phủ Bangladesh đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 theo ngày tại quốc gia Nam Á này đang tăng vọt trong vài tuần qua.

Theo thông cáo được nhà nước Bangladesh đưa ra, tất cả các cơ quan Chính phủ và văn phòng tư nhân sẽ dừng hoạt động trong giai đoạn phong tỏa. Xe cộ sẽ không được đi lại trừ các phương tiện phục vụ các mục đích khẩn cấp và dịch vụ y tế. Nhà chức trách Bangladesh cũng không cho phép người dân ra khỏi nhà mà không có lý do khẩn cấp. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng với người làm việc trong các cơ quan truyền thông.

Trong khi đó, hãng tin Reuters cho biết Thái Lan ngày 27/6 công bố các giới hạn mới tại thủ đô Bangkok nhằm đối phó với đợt bùng dịch tồi tệ nhất cho tới nay. Các biện pháp mới sẽ được áp dụng trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày 28/6, bao gồm cấm phục vụ trực tiếp tại các nhà hàng ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận.

Các trung tâm mua sắm ở Bangkok và các tỉnh trên phải đóng cửa lúc 21h mỗi ngày. Tiệc tùng, lễ lạt hay các sự kiện tập trung hơn 20 người khác sẽ bị cấm từ cùng khoảng thời điểm này. Ngoài ra, toàn bộ các điểm xây dựng tại 6 khu vực này cũng buộc phải ngừng hoạt động. Lệnh mới được đưa ra sau khi nhiều công trường tại Bangkok trở thành các ổ dịch mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Biến chủng Covid-19 dễ lây nhất thế giới ”tấn công” quốc gia tiêm chủng hàng đầu

Bộ Y tế của quốc gia này hôm 21/6 cho biết, 70% số ca nhiễm mới có liên quan tới biến chủng Delta (phát hiện đầu tiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bích Thảo (T/h) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN