Báo Trung Quốc nhận định về hành động của Mỹ ở Biển Đỏ

Hoạt động giao thương hàng hải ở Biển Đỏ đã bị đe dọa nghiêm trọng kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát và càng khó bảo đảm an toàn hơn khi Mỹ liên tục có các hành động khác thường và không giúp thúc đẩy hòa bình, báo Trung Quốc China Daily hôm 11/3 nhận định trong một bài xã luận.

Các chiến binh Houthi đổ bộ tàu hàng Galaxy Leader của Nhật Bản ở Biển Đỏ vào ngày 20/11/2023.

Các chiến binh Houthi đổ bộ tàu hàng Galaxy Leader của Nhật Bản ở Biển Đỏ vào ngày 20/11/2023.

Theo China Daily, thay vì hối thúc Israel ngừng các hành động quân sự ở Dải Gaza để đồng thời chấm dứt căng thẳng ở Biển đỏ, Mỹ lại mở Chiến dịch Bảo vệ Thịnh vượng (Operation Prosperity Guardian).

Chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm đáp trả các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhắm vào các tàu chở hàng đi qua Biển Đỏ.

China Daily nhận định, hành động của Mỹ không giúp làm giảm căng thẳng ở Biển Đỏ mà chỉ càng gây bất ổn và hỗn loạn. Chỉ một số ít tàu hàng đi qua vùng biển, chủ yếu là tàu treo cờ Mỹ, được các tàu chiến bảo vệ theo Chiến dịch Bảo vệ Thịnh vượng. Nhiều tàu hàng khác đã bị tên lửa chống hạm của Houthi đánh trúng gây thiệt hại.

Tính hình càng trở nên phức tạp khi đã có một tàu chở hàng của Anh bị Houthi đánh chìm và một tàu hàng Hy Lạp trúng tên lửa Houthi khiến 3 người thiệt mạng, bao gồm một thủy thủ là người Việt Nam. 

Nhiều hãng vận tải biển đã phải dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ dù đây là con đường biển ngắn nhất kết nối Á - Âu. Ngày càng có nhiều tàu hàng lựa chọn đường vòng qua phía nam châu Phi, làm tăng thêm chi phí nhiên liệu, ước tính lên tới 1 triệu USD cho mỗi chuyến đi và hàng tuần giao hàng bị chậm trễ.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng kéo dài ở Biển Đỏ do sự can thiệp quân sự quá mức của Mỹ đang gây tổn hại cho tất cả các bên mà không tạo ra bất cứ lợi ích nào, làm ảnh hưởng đến kì vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và càng khiến trật tự quốc tế bị đe dọa - China Daily viết.

Tổng thiệt hại cho cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ ước tính đã lên tới hàng tỷ USD. Con số này còn lớn hơn nhiều nếu tính khoản lợi nhuận thất thu của kênh đào Suez và chi phí tăng cao trong vận chuyển hàng hóa, dịch vụ quốc tế.

Thiệt hại dự kiến sẽ còn tăng vọt chừng nào cuộc khủng hoảng còn kéo dài. Các nước đang phát triển cũng chịu ảnh hưởng lớn nhất vì thiếu các công cụ và giải pháp đối phó.

Theo China Daily, để giải quyết một vấn đề phức tạp không chỉ giải quyết phần ngọn mà còn cả gốc rễ. Để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ, hành động quân sự của Mỹ rõ ràng không phải là cách giải quyết gốc rễ vấn đề.

Lý do là cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ hành động quân sự kéo dài của Israel ở Dải Gaza. Một lệnh ngừng bắn ngay lập tức giữa Israel và Hamas, sự hỗ trợ nhân đạo từ cộng đồng quốc tế cho Dải Gaza và quan trọng nhất là một giải pháp toàn diện, bền vững cho vấn đề Palestine - Israel mới là giải pháp giúp đảo ngược các tổn thất như hiện nay, báo Trung Quốc nhận định.

Một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo chống hạm của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào tàu hàng đi qua Vịnh Aden khiến 2 thủy thủ thiệt mạng và buộc những người còn lại phải sơ tán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - China Daily ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN