Báo Trung Quốc nêu lý do các chiến lược của Mỹ ở Ukaine không thể khuất phục Nga

Hai công cụ chính để Mỹ và các đồng minh đối phó với các quốc gia muốn tìm cách thách thức sự thống trị toàn cầu của Mỹ là quân sự và trừng phạt kinh tế, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.

Các nỗ lực trừng phạt và hỗ trợ Ukraine của Mỹ nhằm khuất phục Nga đến nay chưa đạt hiệu quả.

Các nỗ lực trừng phạt và hỗ trợ Ukraine của Mỹ nhằm khuất phục Nga đến nay chưa đạt hiệu quả.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, Mỹ và NATO đã 251 lần can thiệp quân sự, phát động chiến tranh ở Iraq, Afghanistan, Libya, Syria và nhiều nơi khác. Nhưng không phải lúc nào giải pháp quân sự cũng thành công. Năm 2021, Mỹ đã rút quân khỏi Afghanistan sau những nỗ lực bất thành nhằm khuất phục Taliban.

Tương tự là các lệnh trừng phạt kinh tế. Hơn 20 quốc gia hiện đang chịu sự trừng phạt của Mỹ, bao gồm Venezuela, Cuba. Theo tờ Hoàn Cầu, Mỹ đã áp dụng cả chiến lược quân sự - thông qua hỗ trợ Ukraine, đồng thời cùng cùng phương Tây áp đặt trừng phạt kinh tế Nga. Nhưng cả hai chiến lược này chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.

Tính đến tháng 1/2023, Mỹ đã hỗ trợ Ukraine khoảng 143,6 tỷ USD, trong đó 44,3 tỉ USD là hỗ trợ quân sự, gồm các vũ khí đã được hoặc sắp tới sẽ được chuyển tới Ukraine, hỗ trợ quân đội Ukraine đối phó các lực lượng Nga.

Nga là quốc gia có lực lượng quân đội mạnh mẽ, được đào tạo đầy đủ. Nền công nghiệp quốc phòng Nga cũng có quy mô đáng kể. Mỹ là quốc gia sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới trong thời chiến. Nhưng ở thời bình, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang bộc lộ điểm yếu. Trong 4 tháng xung đột ở Ukraine, Nga sử dụng số lượng tên lửa bằng Mỹ sản xuất trong một năm, theo tờ Hoàn Cầu.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), kho dự trữ tên lửa của Mỹ đang ở mức thấp. Lời kêu gọi gần đây của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, về việc mong muốn các nước Mỹ Latin gửi đạn dược cho Ukraine, cho thấy dấu hiệu về những khó khăn ngày càng gia tăng của NATO.

Xét về khía cạnh kinh tế, Nga đang là quốc gia chịu lệnh trừng phạt của Mỹ với quy mô chưa từng có. Hơn 300 tỷ USD dự trự ngoại hối của Nga bị các ngân hàng phương Tây phong tỏa. GDP của Nga giảm 2,2% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với dự đoán.

Hoàn Cầu nhận định, Nga đã có sự chuẩn bị kỹ càng trong nhiều năm để đối phó lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Lợi thế của Nga là nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ. Nga cũng là nước xuất khẩu lương thực và phân bón hàng đầu.

Báo Trung Quốc cho rằng, một trật tự mới hình thành xuất phát từ xung đột ở Ukraine. Ảnh: Hoàn Cầu

Báo Trung Quốc cho rằng, một trật tự mới hình thành xuất phát từ xung đột ở Ukraine. Ảnh: Hoàn Cầu

Hiện nay, chỉ một số ít các quốc gia trên thế giới áp đặt lệnh trừng phạt Nga, tương đương 25% GDP toàn cầu. Các quốc gia còn lại chiếm 75% GDP toàn cầu vẫn muốn hợp tác và giao thương với Nga, trong đó Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng 34,3% trong năm 2022. Ấn Độ trở thành đối tác lớn nhất mua dầu thô Nga.

Gần đây, Hội đồng châu Âu về Quan hệ Quốc tế công bố kết quả khảo sát, cho thấy đại đa số người dân Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ muốn tìm giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine càng sớm càng tốt, kể cả khả năng Ukraine không giành lại các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.

Theo Hoàn Cầu, 80% người Ấn Độ, 79% người Trung Quốc và 69% người Thổ Nhĩ Kỳ coi Nga là “đối tác cần thiết”. Đa số các quốc gia châu Phi cũng duy trì quan hệ với Nga, bất chấp sức ép của Mỹ.

Ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới tạo nền tảng thanh toán mới không sử dụng đồng đô la. Trung Quốc đặt thỏa thuận với 25 nước về việc giao dịch sử dụng đồng nội tệ, bao gồm các nước trong nhóm BRICS. Hơn 20 quốc gia cũng bày tỏ mong muốn gia nhập nhóm SCO và BRICS. Đây là các nhóm hợp tác kinh tế và an ninh có Nga và Trung Quốc.

Gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sự bất ngờ khi phương Tây đang ngày càng đánh mất vị thế đối với các nhóm quốc gia Nam bán cầu – gồm nhóm các nước châu Phi, Mỹ Latin và các nước đang phát triển thuộc châu Á.

Hoàn Cầu kết luận, thế giới đang cần một sự thay đổi và các diễn biến hiện nay cho thấy một trật tự mới đang dần được định hình.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ tập kích mới nhất cho thấy chiến thuật mới của Nga ở Ukraine?

Việc sử dụng nhiều loại tên lửa trong một đợt không kích ngày càng trở thành chiến thuật phổ biến của các lực lượng Nga khi tấn công trên không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN