Bão mạnh nhất thế giới càn quét Philippines: Đã có người tử nạn, thiệt hại nặng nề

Sự kiện: Tin tức Philippines

Siêu bão Goni, cơn bão mạnh nhất thế giới tính tới thời điểm này của năm 2020, đổ bộ vào Philippines hôm 1/11 với sức gió mạnh nhất là 225 km/h và gió giật lên tới hơn 300 km/h, xé toạc nhiều mái nhà, làm bật rễ nhiều gốc cây, gây ra lũ quét và đã có người chết.

Video: Bão mạnh nhất thế giới đổ bộ vào Philippines. Nguồn: Rappler (Kéo xuống để xem thêm video)

Trang MalayMail dẫn lời Thống đốc vùng Bicol - Al Francis Bichara - cho biết, siêu bão mạnh nhất thế giới đổ bộ 2 lần vào 2 khu vực của vùng Bicol, Philippines khiến 4 người chết, bao gồm một người bị cây đổ trúng và một trẻ em bị nước dâng cao cuốn đi. 

Giới chức Philippines đã cảnh báo "tình trạng thảm khốc" tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi gần 1 triệu người đã phải sơ tán khẩn cấp. 

Người dân khiêng thi thể một nạn nhân sau khi siêu bão Goni đổ bộ vào tỉnh Albay, Philippines. Ảnh: Reuters

Người dân khiêng thi thể một nạn nhân sau khi siêu bão Goni đổ bộ vào tỉnh Albay, Philippines. Ảnh: Reuters

Lũ quét ở tỉnh Albay, Philippines sau khi siêu bão Goni đổ bộ. Ảnh: Sky News

Lũ quét ở tỉnh Albay, Philippines sau khi siêu bão Goni đổ bộ. Ảnh: Sky News

Siêu bão mạnh nhất thế giới đã đổ bộ vào đảo Catanduanes, vùng Bicol, thuộc quần đảo Luzon, Philippines vào rạng sáng 1/11 với sức gió mạnh nhất là 225 km/h và gió giật lên tới 310 km/h, gây thiệt hại nặng nề. 

"Goni là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất trong lịch sử. Kỷ lục trước đó thuộc về 2 siêu bão Meranti và Hải Yến, đổ bộ vào Philippines năm 2016 và 2013", Jeff Masters, nhà khí tượng học tại trang dự báo thời tiết Yale Climate Connections, nói. 

Ricardo Jalad, người đứng đầu Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia Philippines, cho biết, thiệt hại trên diện rộng là điều được dự báo trước khi siêu bão Goni đổ bộ vào Philippines. "Có quá nhiều người dân đang ở trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất do siêu bão Goni", ông Jalad nói. 

Theo ông Jalad, gần 1 triệu người dân đã được sơ tán tới nơi trú ẩn khẩn cấp. Người dân còn được cảnh báo về khả năng xảy ra lở đất, lũ lụt, nước dâng cao đến 5 mét và gió mạnh có thể thổi bay nhà cửa tạm bợ. 

Một chiếc ô tô bị vùi lấp trong lớp bùn chảy ra từ núi lửa Mayon ở tỉnh Albay, miền đông Philippines hôm 1/11. Ảnh: Vince Villar

Một chiếc ô tô bị vùi lấp trong lớp bùn chảy ra từ núi lửa Mayon ở tỉnh Albay, miền đông Philippines hôm 1/11. Ảnh: Vince Villar

Bão mạnh nhất thế giới càn quét Philippines: Đã có người tử nạn, thiệt hại nặng nề - 4

Cột điện, đường dây điện bị đổ sập khiến nhiều nơi bị mất điện. Ảnh: EPA

Cột điện, đường dây điện bị đổ sập khiến nhiều nơi bị mất điện. Ảnh: EPA

Các trường học, phòng tập thể hình,... được tận dụng làm nơi trú ẩn tạm thời cho người dân. "Sơ tán người dân thời điểm này gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19", Alexis Naz, phát ngôn viên Lực lượng Dân phòng vùng Bicol cho biết. 

Tại tỉnh Quezon, thống đốc Danilo Suarez cho biết nguồn điện đã bị cắt ở 10 thị trấn khi nhiều cây cối đổ trúng đường dây vào chiều 1/11. 

Video: Bão Goni gây mưa lớn và gió giật mạnh ở Philippines. Nguồn: Sky News

Diane Joco, một người dân ở tỉnh Quezon, cùng chồng, bố mẹ và các anh chị em chạy ra khỏi ngôi nhà tạm bợ gần biển ở thị trấn Calauag. Gió lớn sau đó đã tàn phá ngôi nhà bằng gỗ của họ. Joco cùng gia đình quyết định không đi sơ tán và ở nhờ trong một ngôi nhà kiên cố của người hàng xóm gần bờ biển để trông chừng nhà của họ.

"Chúng tôi phải ở gần nhà của mình để có thể sửa chữa mọi hư hỏng một cách nhanh chóng nếu không nó sẽ bị thổi bay. Chúng tôi không còn mái ấm nào khác", Joco nói qua điện thoại. 

Bão mạnh nhất thế giới càn quét Philippines: Đã có người tử nạn, thiệt hại nặng nề - 6

Sân bay chính của thủ đô Manila được lệnh đóng cửa 24h từ ngày 1/11 đến ngày 2/11 và các hãng hàng không đã hủy bỏ hàng chục chuyến bay quốc tế và nội địa. Quân đội và cảnh sát cùng lực lượng bảo vệ bờ biển luôn ở trong trạng thái sẵn sàng. 

Theo Cơ quan Quản lý Thiên tai Philippines, khoảng 19 đến 31 triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi siêu bão mạnh nhất thế giới, bao gồm cả những người ở thủ đô Manila. 

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Ảnh: AP

Sau khi quét qua phần phía nam của đảo Luzon, Philippines, siêu bão Goni đã suy yếu. Sau khi đổ bộ vào vùng Bicol, sức gió của siêu bão duy trì ở mức 215 km/h, gió giật chỉ còn 290 km/h. 

Dù siêu bão đã giảm sức mạnh, nhưng giới chức Philippines cảnh báo nó vẫn có thể gây ra mối đe dọa khi đi qua các tỉnh phía nam thủ đô Manila.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang theo dõi và chỉ đạo đối phó, khắc phục hậu quả của siêu bão Goni từ thành phố quê nhà Davao, theo phát ngôn viên tổng thống Harry Roque. 

 Goni là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines kể từ sau siêu bão Hải Yến khiến hơn 6.300 người thiệt mạng năm 2013. Siêu bão mạnh nhất thế giới tấn công Philippines chỉ vài ngày sau khi quốc gia này hứng chịu cơn bão Molave (bão số 9 ở Việt Nam). Ngoài ra, Philippines cũng có thể sắp phải đối mặt với một cơn bão nhiệt đới khác, có tên gọi là Atsani, đang hình thành ở gần quốc gia này.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Cầu treo ở Philippines hóa ”dải lụa” vì sức quật của siêu bão mạnh nhất năm

Khi siêu bão mạnh nhất thế giới càn quét Philippines hôm 1/11, cây cầu treo đã trở thành "nạn nhân" của các cơn gió...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức Philippines Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN