Ấn Độ phát hiện xác tàu ngầm Pakistan chìm cách đây nửa thế kỷ

TPO - Ấn Độ đã phát hiện xác một tàu ngầm Pakistan bị chìm ngoài khơi bờ biển phía đông nước này trong cuộc xung đột năm 1971, truyền thông địa phương đưa tin.

Xác tàu PNS Ghazi được phát hiện bởi một phương tiện cứu hộ dưới biển sâu (DSRV) của Hải quân Ấn Độ ở độ sâu khoảng 100 m, cách bờ biển phía đông nước này 2 km.

Quân đội Ấn Độ quyết định giữ nguyên hiện trạng tàu ngầm vì tôn trọng những người đã khuất.

Vụ chìm tàu Ghazi vào ngày 4/12/1971 được coi là một sự kiện quan trọng trong cuộc xung đột kết thúc bằng việc Đông Pakistan lúc bấy giờ trở thành quốc gia độc lập Bangladesh. Liên Xô đứng về phía Ấn Độ trong cuộc chiến sau khi các nước ký hiệp ước "Hòa bình và Hữu nghị", trong khi Mỹ và Anh liên kết với Pakistan.

Tàu Ghazi được điều động từ Karachi (Pakistan) vào ngày 14/11/1971 và vượt qua quãng đường 4.800 km quanh bán đảo Ấn Độ để đến bờ biển Vizag, một thành phố cảng ở bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ. Chiếc tàu ngầm này ban đầu được chế tạo với tên gọi USS Diablo cho Hải quân Mỹ vào năm 1944, trước khi được cho Pakistan mượn vào năm 1963.

Con tàu này được cho là nhận lệnh rải thủy lôi ở bờ biển phía đông Ấn Độ và cũng nhằm mục đích phá hủy INS Vikrant, tàu sân bay đầu tiên của New Delhi. Tuy nhiên, nó đã bị đánh chìm trước khi đạt được bất kỳ mục tiêu nào.

Ấn Độ cho rằng INS Rajput, một tàu khu trục hải quân do Anh chế tạo, đã đánh chìm tàu Ghazi. Thủy thủ đoàn của tàu khu trục Ấn Độ sau đó đã được vinh danh. Hải quân Pakistan cho rằng tàu ngầm bị chìm do "vô tình phát nổ".

Ngoài Ghazi, DSRV của Ấn Độ cũng đã phát hiện xác của một tàu ngầm Nhật Bản bị chìm trong Thế chiến II. DSRV có thể giúp xác định vị trí tàu ngầm bị hỏng, giải cứu thủy thủ đoàn bị mắc kẹt và cung cấp vật tư khẩn cấp. Ấn Độ nằm trong số 12 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga, sử dụng công nghệ này.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ phóng tên lửa hạt nhân Trident trị giá 21 triệu USD thất bại được xem là đòn giáng mạnh vào năng lực răn đe hạt nhân của Anh, theo Daily Mail.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN