Ấn Độ: Dự đám tang người thân bị rắn cắn, người đàn ông bị rắn cắn tử vong

Trong một sự việc hy hữu, một người đàn ông tới một ngôi làng để dự đám tang người thân chết vì rắn cắn và cũng tử vong vì rắn kịch độc.

Rắn kịch độc là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Ấn Độ.

Rắn kịch độc là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu ở Ấn Độ.

Cảnh sát Ấn Độ cho biết, Govind Mishara, 22 tuổi, tới làng Bhawanipur để dự đám tang người thân vào ngày 3/8, theo Daily Star.

Người được tổ chức tang lễ là Arvind Mishra, 38 tuổi, qua đời vì rắn cắn vào ngày 2/8, sĩ quan cảnh sát Radha Raman Singh cho biết.

“Govind Mishara tử vong vì bị rắn cắn khi ngủ lại ở làng trong quá trình tham dự đám tang. Một người thân khác, Chandrashekar Pandey, cũng 22 tuổi, ở cùng phòng với Mishara và cũng bị rắn cắn”, cảnh sát Raman Singh chia sẻ. “Mishara tử vong trong khi Pandey nhập viện trong tình trạng nguy kịch”.

Hai người đàn ông sống ở thành phố Ludhiana, cách làng Bhawanipur khoảng 80km.

Kailash Nath Shukla, thành viên hội đồng địa phương, đã gặp gia đình có người thân không may bị rắn cắn tử vong. Ông Shukla chỉ đạo giới chức ở làng Bhawanipur để có biện pháp xua đuổi rắn, tránh sự việc tồi tệ như vậy lặp lại trong tương lai.

Theo một nghiên cứu công bố vào năm 2020, khoảng 1,2 triệu người Ấn Độ đã tử vong vì rắn cắn trong giai đoạn 20 năm trước đó.

Trong nhiều vụ rắn cắn, các nạn nhân không nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời và là nguyên nhân gây tử vong, do nhiều khu dân cư nằm cách xa cơ sở y tế có khả năng điều trị nọc rắn.

Theo một nghiên cứu, hổ mang chúa, rắn lục và rắn cạp nia gây ra nhiều cái chết nhất ở Ấn Độ. 

Không rõ cái chết của Mishara có phải do rắn cạp nia gây ra hay không. Loài rắn này có thể phát triển chiều dài tới 1,75 mét và chuyên giết người trong lúc nạn nhân ngủ say.

Rắn cạp nia sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới và thường xuất hiện ở các khu dân cư. Vào ban đêm, loài rắn này thường theo các khe hở chui vào nhà dân, tìm kiếm nơi ấm áp, trong đó con người là một trong những nguồn phát nhiệt. Một người nếu tình cờ chạm vào rắn cạp nia sẽ bị chúng cắn, tử vong một cách nhanh chóng vì trong nọc rắn có chứa chất độc thần kinh cực mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Malaysia: Trông chừng rắn kịch độc giúp bạn, không ngờ lãnh cái kết thảm

Khi cảnh sát tới hiện trường tại một căn hộ ở Kuala Lumpur, Malaysia, người đàn ông đã rơi vào tình trạng nguy kịch, còn con rắn kịch độc đã biến mất, đến nay chưa được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HOÀNG ANH - Daily Star ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN