Nếu cuộc chiến Mỹ-Trung nổ ra ở Thái Bình Dương, bên nào sẽ thắng?

Nếu một cuộc xung đột Mỹ-Trung nổ ra ở Thái Bình Dương thì đó sẽ là cuộc chiến “giáp lá cà”, chứ không phải phóng tên lửa tầm xa như quan niệm trước đây, một chuyên gia nhận định.

Tàu sân bay Mỹ là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

Tàu sân bay Mỹ là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

Dan Gouré, chuyên gia phân tích địa-chính trị thuộc viện Lexington, nhận định trên tạp chí National Interest rằng xung đột Mỹ-Trung ở Thái Bình Dương không hề đơn giản bởi đây là chiến trường chính cạnh tranh quyền lực giữa hai  nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trung Quốc ngày nay theo đuổi chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) với đội ngũ quân đội hùng hậu và các tên lửa chống hạm, tên lửa tầm xa uy lực.

Điều đó dẫn đến việc các nhà hoạch định quân sự Mỹ muốn giữ khoảng cách trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, ước tính khoảng 1.600km. Nhưng chuyên gia Dan cho rằng, đây là sai lầm chiến lược.

Trung Quốc và Nga có lợi thế sân nhà, nên có thể dễ dàng đạt được mục tiêu ở vùng biển Thái Bình Dương, trước khi Mỹ đề ra đối sách phù hợp, theo chuyên gia Dan.

Dưới đây là 5 lý do chuyên gia Mỹ đưa ra củng cố luận điểm cho rằng Mỹ sẽ phải “giáp lá cà” trong một cuộc chiến với Trung Quốc trên biển.

Các đảo ở Thái Bình Dương đóng vai trò chiến lược

Nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, như Hàn Quốc, Nhật bản, Philippines nằm gần Trung Quốc, hình thành nên Chuỗi đảo Thứ nhất ngăn Bắc Kinh mở rộng sức mạnh ra khu vực Thái Bình Dương.

Một khi kiểm soát chuỗi đảo này, Trung Quốc sẽ cô lập toàn bộ các đồng minh Mỹ ở châu Á. Nếu Mỹ muốn các đồng minh cùng đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc thì Washington cũng phải khẳng định sự sẵn sàng, bằng cách đưa quân Mỹ đến phòng thủ ở các hòn đảo chiến lược, nếu xung đột nổ ra.

Nói cách khác, Trung Quốc muốn thống trị vùng biển Tây Thái Bình Dương vì phải kiểm soát Chuỗi đảo Thứ nhất và nếu Mỹ muốn ngăn chặn thì phải đưa quân đến bảo vệ các hòn đảo của đồng minh.

Trung Quốc chiếm ưu thế nhờ vị trí địa lý

Tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc được coi là sát thủ diệt tàu sân bay Mỹ.

Tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc được coi là sát thủ diệt tàu sân bay Mỹ.

Thời gian và khoảng cách có phần nghiêng về Trung Quốc. Mục tiêu của Bắc Kinh là tấn công chớp nhoáng, kiểm soát những gì giành được trong khi áp dụng chiến lược A2/AD để ngăn Mỹ xâm nhập.

Nếu thành công, các đợt phản công của Mỹ sẽ bị giới hạn. “Khung giờ vàng” qua đi cũng đồng nghĩa Mỹ sẽ rất khó chiếm lại những hòn đảo bị mất từ tay Trung Quốc.

Theo chuyên gia Dan, Trung Quốc gia cố phòng thủ cứ điểm còn nhanh hơn Mỹ huy động quân đội đến Thái Bình Dương.

Để Trung Quốc ra đòn trước, Mỹ khó có thể phản công

Ngoài việc răn đe Trung Quốc ngay từ đầu, Mỹ không có đủ lực lượng và vũ khí phục vụ một cuộc chiến dài hơi để đẩy lùi Trung Quốc ở Thái Bình Dương, đặc biệt khi Trung Quốc đã dùng đến chiến lược A2/AD.

Nói cách khác, Mỹ phải ngăn chặn Trung Quốc tấn công chớp nhoáng kiểm soát Thái Bình Dương, chứ không thể chờ đến khi “sự đã rồi”, theo chuyên gia Dan.

Chiến lược A2/AD chỉ là sự thổi phồng

Căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Những báo cáo cho đến nay về chiến lược A2/AD của Trung Quốc có phần bị thổi phồng, theo chuyên gia Dan. Tàu sân bay Mỹ không phải cứ đi vào vùng biển mà Trung Quốc giăng sẵn “thiên la địa võng” là có thể bị đánh chìm ngay lập tức.

Trung Quốc sở hữu các tên lửa tầm xa uy lực, nhưng hệ thống trinh sát, chỉ huy và điều khiển chưa phát triển tương ứng để có thể giáng đòn chính xác ở khoảng cách xa.

Không có “tai và mắt”, Trung Quốc rất khó có thể đánh chìm được tàu sân bay Mỹ từ xa. Ngược lại, các máy bay, thiết bị trinh sát Trung Quốc có thể dễ dàng bị phát hiện và vô hiệu hóa từ sớm.

Mỹ và đồng minh sẽ thắng

Theo chuyên gia Dan, việc gia cố phòng thủ ở Chuỗi Đảo thứ nhất là cách răn đe Trung Quốc hiệu quả nhất. Sự kết hợp giữa các tên lửa hành trình, tên lửa tầm xa và chiến đấu cơ thế hệ 5 đóng vai trò bảo vệ chuỗi đảo, sẽ khiến Trung Quốc gặp vô vàn khó khăn nếu muốn tấn công.

Chuyên gia Mỹ kết luận, đối phó với chiến lược A2/AD khó hơn nhiều so với việc Mỹ và đồng minh hành động ngay từ đầu, sử dụng vũ khí và các lực lượng chiến đấu mà Mỹ đã rất thành công trong các cuộc chiến kể từ Thế chiến 2.

Kịch bản chiến tranh Mỹ-Trung khốc liệt vào năm 2030

Căng thẳng Mỹ-Trung thời gian qua đang có chiều hướng leo thang, sau mâu thuẫn liên quan đến thương mại và việc Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN