5 lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu

Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu Viện Lexington, Loren Thompson mới đây đã đưa ra nhận định trên tạp chí Forbes rằng, quân đội Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu trong vòng 5 năm tới.

5 lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu - 1

Hơn một nửa số tân binh gia nhập quân đội Mỹ chưa từng biết sử dụng súng.

Theo chuyên gia Mỹ, cuộc chiến tranh giả định với Nga sẽ gắn liền với sự di chuyển nhanh của bộ binh trên không gian rộng lớn. Quân đội Mỹ chủ yếu sẽ đảm nhiệm tác chiến cho NATO bởi Mỹ đóng góp hơn hai phần ba nguồn lực của khối.

Thất bại trong cuộc xung đột này sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân địa chính trị ở châu Âu và giảm ảnh hưởng của Mỹ đến mức tối thiểu kể từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khả năng thất bại là “kết quả nhãn tiền”, ông Thompson phân tích.

Ông Thompson cho rằng, Mỹ đã có những tính toán sai lầm chiến lược trong hai đời Tổng thống George W. Bush và Barack Obama. Ông Bush đã rút phần lớn đơn vị quân đội với vũ khí hạng nặng khỏi châu Âu trong khi ông Obama đã quá tập trung vào chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương.

Quân đội Mỹ cũng đang thiếu ngân sách trầm trọng, đặc biệt nếu so sánh với các chương trình hiện đại hóa của quân đội Nga, ông Thompson phân tích. Hàng năm, các lực lượng vũ trang Mỹ nhận được 22 tỷ USD từ ngân sách liên bang để trang bị vũ khí mới, trong khi Nga khởi động chương trình tái vũ trang trong 10 năm lên tới 700 tỷ USD, phần lớn kinh phí sẽ được dùng để phát triển bộ binh và không quân.

Dưới đây là 5 lý do vì sao quân đội Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến ở châu Âu:

Nga có lợi thế về địa lý

5 lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu - 2

Xe bọc thép Stryker của quân đội Mỹ.

Xung đột nếu xảy ra nhiều khả năng sẽ diễn ra ở Đông Á, nơi mà quân đội Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để đưa vũ khí hạng nặng đến mặt trân. Khu vực này được bao bọc bởi biển, và chỉ có thể thâm nhập vào đó qua các giao điểm hẹp mà Nga sẽ có thể dễ dàng kiểm soát.

Moscow hoàn toàn có thể âm thầm tập trung binh lực từ biên giới mà lực lượng Mỹ khó có thể kịp phát hiện. Nói cách khác, quân đội Nga hoàn toàn có thể tấn công chớp nhoáng, đạt được mục tiêu trước khi lực lượng Mỹ xuất hiện.

Quân đội Mỹ chưa sẵn sàng

Tại châu Âu, Mỹ chỉ còn hai lữ đoàn cố định, một đơn vị lính dù và một trung đoàn được trang bị xe bọc thép Stryker. Nếu như không kịp tăng cường vũ khí và năng lực phòng vệ cho các xe bọc thép Skyker, Nga sẽ dễ dàng đánh tan đội quân này.

Chính quyền Obama mới đây đã quyết định bố trí một lữ đoàn luân phiên thứ ba cùng với việc điều 1.000 quân đến ba quốc gia vùng Baltic và Ba Lan. Tuy nhiên, sau 15 năm chiến đấu với những kẻ thù như Taliban, quân đội Mỹ đang thiếu thốn trầm trọng vũ khí phòng không, vũ khí tác chiến điện tử, hỏa lực chính xác và các phương tiện được bảo vệ. Quân đội Mỹ không thể cân bằng sức mạnh với lực lượng Nga, ông Thompson nhận định.

Phần lớn lực lượng Mỹ không thể tham chiến

Nga có các căn cứ quân sự tại Kaliningrad ở biển Baltic và thành phố Sevastopol ở Biển Đen, hạn chế khả năng xâm nhập của các tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, tên lửa phòng không tối tân của Nga như S-400 luôn sẵn sàng loại bỏ các mối đe dọa từ khoảng cách 400 km. Chính quyền Obama không sẵn sàng để thử lửa những chiến đấu cơ F-35 trong điều kiện tác chiến rủi ro như vậy, ông Thompson phân tích.

Đồng minh NATO do dự

5 lý do Mỹ sẽ thua trong cuộc chiến với Nga ở châu Âu - 3

Hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga.

Nếu xét về số lượng, NATO có ưu thế hơn quân đội Nga. Tuy nhiên, chuyên gia Thompson cho rằng không phải đồng minh NATO nào cũng sẵn sàng hỗ trợ nếu chiến tranh xảy ra ở vùng Baltic hay Ukraine.

Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy sự miễn cưỡng của châu Âu trong việc bảo vệ các nước Đông Âu. Với việc Anh đang chuẩn bị các bước cần thiết để rời Liên minh châu Âu, một cuộc chiến tranh thực sự nếu xảy ra sẽ rất khác so với khi huấn luyện.

Washington không muốn leo thang căng thẳng

Điều khiến quân đội Mỹ gặp khó trong cuộc chiến tranh giả định ở châu Âu là việc Washington không sãn sàng tấn công căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nga. Bởi nếu xung đột căng thẳng đến mức đỉnh điểm, Nga hoàn toàn có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Học thuyết quân sự Nga đề cập đến đòn tấn công hạt nhân phủ đầu trong trường hợp lợi ích quốc gia Nga bị đe dọa, thậm chí là để giải quyết cuộc chiến phi hạt nhân nếu vượt khỏi tầm kiểm soát. Không một ai trong NATO có thể biết đâu là giới hạn mà Moscow có thể viện tới vũ khí hạt nhân. Những hạn chế áp đặt vào chiến thuật của quân đội sẽ dẫn đến thất bại, ông Thompson kết luận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN