Vì sao Nga "sợ" hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Nga cho rằng hệ thống phòng thủ Aegis của Mỹ đặt ở châu Âu không đơn thuần là để đề phòng Triều Tiên hay Iran, mà còn được dùng để nhắm vào Nga.

Vì sao Nga "sợ" hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu? - 1

Tàu khu trục tên lửa USS Lake Champlain được trang bị hệ thống phòng thủ Aegis.

Cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, Hải quân Mỹ thay thế súng máy bằng tên lửa trên tàu chiến của mình. Đây là những vũ khí uy lực. Tuy nhiên vào năm 1960, Hải quân Mỹ nhận ra thời gian phản ứng, hỏa lực, khả năng tấn công của chúng không phù hợp với các mối hiểm họa từ tên lửa chống hạm.

Mối đe dọa từ tên lửa chống hạm Liên Xô cho thấy điểm yếu của hệ thống radar Hải quân. Khả năng dò tìm và tấn công những tên lửa chống hạm đối phương bị hạn chế bởi số radar trên tàu với số lượng từ 2-4 chiếc. Năm 1958, Hải quân Mỹ phát triển Hệ thống Tác chiến Typhoon tuy nhiên radar theo pha AN-SPG-59 không hiệu quả khiến dự án này phải thay thế bằng Hệ thống Tên lửa Mặt đất Tân tiến (ASMS).

ASMS sau đó được đổi tên là Hệ thống phòng thủ Aegis năm 1969 theo tên của chiếc khiên thần Zeus sử dụng. Vì hệ thống Aegis là xương sống của tàu khu trục và tuần dương hạm nên nhiều khi những tàu này bị gọi nhầm thành “khu trục hạm lớp Aegis” hoặc “tuần dương hạm lớp Aegis”. Thực tế, radar và lớp tàu chiến hoàn toàn không liên hệ với nhau.

Vì sao Nga "sợ" hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu? - 2

Trung tâm Thông tin Tác chiến trên tàu USS Normandy.

Hệ thống phòng thủ Aegis được phát triển bởi Cục Tên lửa và Radar mặt đất và giờ chuyển giao cho công ty Lockheed Martin phụ trách. Aegis có hệ thống radar tối tân và máy tính hiện đại tính toán chính xác mục tiêu để tiêu diệt hiệu quả.

Ngoài Hải quân Mỹ, Hệ thống Aegis được Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, Hải quân Tây Ban Nha, Hải quân Na Uy và Hải quân Hàn Quốc sử dụng. Hơn 100 tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ Aegis đã được trang bị cho 5 quốc gia trên thế giới. Aegis cũng là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu NATO khiến Nga hết sức lo lắng. Ngày 12.5, Mỹ đã khởi động hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tại Romania trong sự phản đối kịch liệt của Nga.

Vì sao Nga "sợ" hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu? - 3

Màn hình hiển thị trên tàu USS Vicennes.

Hệ thống phòng thủ Aegis là một tổ hợp Kiểm soát vũ khí (WCS) và Chỉ huy, kiểm soát trung ương (C&D), sử dụng máy tính, radar để phát hiện và dẫn đường vũ khí tiêu diệt mục tiêu địch.

Tổ hợp Vũ khí Aegis gồm hỏa lực phòng không Aegis có khả năng phản ứng nhanh, hệ thống vũ khí Phalanx, hệ thống tên lửa phóng dọc Mark 41. Tên lửa Mark 41 có rất nhiều biến thể với kích thước, trọng lượng khác nhau. Xét về chiều dài có 3 loại: tên lửa phòng vệ dài 5,3m, tên lửa chiến thuật dài 6,8m, tên lửa tấn công dài 7,7m.

Trọng lượng tịnh của tên lửa là 12 tấn với phiên bản phòng vệ, 13 tấn với phiên bản chiến thuật và 15 tấn với phiên bản tấn công. Ngoài ra, hệ thống vũ khí tích hợp thêm vũ khí diệt ngầm và tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Ngoài ra, ngư lôi và pháo hải quân cũng có mặt trong hệ thống ưu việt này.

Trái tim của Hệ thống phòng thủ Aegis gồm radar AN/SPY-1, hệ thống hỏa lực MK 99, Cụm chỉ huy trung tâm, tên lửa SM-2 tiêu chuẩn. Ngoài ra còn xuất hiện tên lửa RIM-66 tiêu chuẩn, RIM-67 phiên bản cải tiến và RIM-161 hoàn toàn mới nhằm diệt tên lửa đạn đạo. Tên lửa RIM-174 đang được hoàn thiện và thử nghiệm sẽ tích hợp vào hệ thống trong tương lai gần.

Vì sao Nga "sợ" hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu? - 4

Hệ thống phóng thẳng đứng Mk-41 8 khoang trang bị trên tổ hợp Aegis.

Các tàu chiến không phải lúc nào cũng mang theo tất cả các loại tên lửa mà tùy vào tình hình thực chiến. Hệ thống phòng thủ Aegis được kiểm soát bởi radar AN/SPY-1 điện tử thụ động 3 chiều đa chức năng, tự động phát hiện mục tiêu và tìm diệt. Radar này được mệnh danh là “Lá chắn hạm đội”. Radar SPY ngốn rất nhiều điện (6 megawatt) thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, dò tìm, dẫn đường tên lửa cùng lúc với khả năng phát hiện 100 mục tiêu ở khoảng cách 190km.

Hệ thống Aegis liên lạc với tên lửa bằng tần số vô tuyến điện sử dụng radar AN/SPY-1 và dẫn đường. Tuy nhiên, radar AN/SPG-62 vẫn được sử dụng để hướng dẫn tên lửa tới mục tiêu cuối cùng. Điều này đồng nghĩa nhiều mục tiêu có thể bị tiêu diệt cùng lúc nếu dẫn đường chính xác.

Vì sao Nga "sợ" hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu? - 5

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk phóng ra từ hệ thống Mk-41.

Cụm chỉ huy trung ương điều khiển bằng máy tính là thành tố cốt lõi của hệ thống phòng thủ Aegis. Cụm chỉ huy này giúp phát hiện và xử lý mọi mục tiêu cùng lúc. Hệ thống tên lửa phòng vệ đạn đạo Aegis (BMD) giúp hệ thống Aegis có được khả năng phòng vệ bằng tên lửa đạn đạo trên biển, ngăn chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung. Tính tới tháng 1.2014, Mỹ và Nhật là hai quốc gia duy nhất sở hữu hệ thống BMD tân tiến.

Ông Mikhail Ulyanov, người đứng đầu Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga phát biểu sau khi Mỹ khởi động hệ thống phòng thủ Aegis ở Romania: “Quyết định này rất sai lầm và tai hại bởi nó phá vỡ sự ổn định chiến lược”. Ông Mikhail cho rằng tên lửa MK 41 từ tàu chiến Mỹ không chỉ tiêu diệt tên lửa phòng không mà còn diệt luôn cả tên lửa hành trình bắn ra từ Nga. 

Vì sao Nga "sợ" hệ thống phòng thủ Mỹ đặt ở châu Âu? - 6

 Hệ thống tên lửa phòng vệ đạn đạo Aegis (BMD) phóng từ tàu chiến Mỹ.

Nga không hài lòng với lập luận mà Mỹ ra đưa về việc hệ thống phòng thủ Aegis chỉ đơn thuần “nhằm vào các hiểm họa từ Trung Đông”. Nga tin rằng hệ thống phòng thủ của Mỹ là một nhân tố quan trọng trong các cuộc xung đột quy mô nhỏ ở khu vực. Radar tầm xa, một phần của hệ thống này, có thể dùng để trinh sát các vụ thử tên lửa và máy bay chiến đấu trong không phận Nga, giúp Mỹ có thêm thông tin tình báo cần thiết.

Các tàu khu trục tên lửa của Mỹ hiện nay đủ sức bắn tên lửa mặt đất Tomahawk trên khoang nhờ hệ thống phóng dọc, khiến khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga gặp trở ngại lớn.  Moscow cũng cho rằng địa điểm ở Romania có thể chuyển đổi bí mật thành căn cứ tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu mặt đất ở Nga.

Theo phía Nga, dưới thời Tổng thống George W.Bush, chính quyền Washington từng đơn phương rút lui khỏi một hiệp ước ký từ thời Chiến tranh Lạnh cấm phát triển tên lửa đánh chặn đạn đạo. Điều này khiến Moscow nghi ngờ ý định thực sự của Mỹ với động thái khởi động hệ thống lá chắn Aegis ở châu Âu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN