Sau hàng chục phiên tăng trần lại giảm sàn 6 phiên, một cổ phiếu tiếp tục bị yêu cầu giải trình

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi tăng trần 12 phiên liên tiếp, cổ phiếu LEC ngay lập tức giảm sàn 6 phiên liên tiếp

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có văn bản gửi CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (mã CK: LEC) yêu cầu công ty công bố thông tin về việc giá cổ phiếu đã giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ ngày 04/10/2022 đến ngày 10/10/2022.

Sau hàng chục phiên tăng trần, cổ phiếu LEC lại giàm sàn 6 phiên liên tiếp, còn 10.200 đồng/cp ngày 11/10

Sau hàng chục phiên tăng trần, cổ phiếu LEC lại giàm sàn 6 phiên liên tiếp, còn 10.200 đồng/cp ngày 11/10

Đáng chú ý, trước đó, ngày 30/9, LEC đã phải giải trình vì lý do giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ 23/9 đến ngày 29/9. Theo công ty, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường và không có biến động nào đặc biệt. Việc giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên là do cung cầu của thị trường.

Kết phiên ngày 11/10, giá cổ phiếu LEC tiếp tục giảm sàn (-6,85%) còn 10.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch chỉ có 100 cổ phiếu. Trước khi bắt đầu giảm sàn, LEC đã có đến 12 phiên tăng trần cùng với thanh khoản tăng cao với khối lượng giao dịch cao nhất là 36.000 cổ phiếu.

Nhận định phiên giao dịch ngày 12/10, các công ty chứng khoán cho rằng khả năng đà giảm điểm sẽ tiếp tục kéo dài trong phiên tới.

Công ty chứng khoán Vietcombank nhận định nếu VN-Index đánh mất vùng điểm 990 – 995, xác suất thị trường lùi sâu xuống 900 điểm hoàn toàn có thể xảy ra.

VCBS giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục đứng ngoài quan sát, chủ động cơ cấu tài khoản, nâng cao tỷ trọng tiền mặt trong những phiên phục hồi kỹ thuật và kiên nhẫn chờ đợi thị trường tìm lại điểm cân bằng để hạn chế tối đa rủi ro.

Tương tự, theo FPT Capital Research: Lực bán vẫn còn rất lớn và tâm lý thị trường hoảng loạn, khả năng đà giảm điểm sẽ tiếp tục kéo dài trong phiên tới và sẽ kiểm định lại mốc 1000 điểm.

Theo FCAP Research, việc quản lý rủi ro và giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp trong giai đoạn này là quan trọng và sẽ cần kiên nhẫn chờ đợi vùng cân bằng của thị trường.

Sáng 11-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo đó, Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận xét thị trường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng nhanh, là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, song biến động và tiềm ẩn rủi ro.

Cơ quan thẩm tra cho rằng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng được mở rộng nhưng có giai đoạn tăng nóng, cơ cấu thị trường còn thiếu cân đối, chất lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chưa cao.

Thị trường này cũng tồn tại hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch.

Dẫn chứng vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông (liên quan vụ việc chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị bắt) và các tổ chức cùng những vụ việc khác liên quan tới thị trường trái phiếu trong năm, Ủy ban Kinh tế đánh giá đã gây nhiều hệ lụy với phát triển bền vững thị trường vốn, xã hội, gây mất niềm tin của người dân, nhà đầu tư.

Nguồn: [Link nguồn]

Vỡ mộng homestay, loạt ông chủ rao bán khu nghỉ dưỡng “tặng kèm nhà”

Thời gian gần đây, xuất hiện khá nhiều thông tin rao bán homestay, nhà vườn, khu nghỉ dưỡng với quy mô khá đẹp với mức giá hợp lý, thậm chí có những thông tin chủ cam kết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN