Núi tiền đổ vào “họ Vin” đưa Việt Nam đứng thứ 2 bảng xếp hạng quan trọng tại ĐNA

Thị trường giằng co rung lắc với cái kết trái chiều trên cả 3 sàn.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,8 điểm (0,21%) lên 869,91 điểm, UPCom-Index tăng 0,03% lên 56,69 điểm và chỉ có HNX-Index giảm nhẹ 0,08% xuống 116,04 điểm.

VN-Index tăng nhẹ 1,8 điểm (0,21%) lên 869,91 điểm

VN-Index tăng nhẹ 1,8 điểm (0,21%) lên 869,91 điểm

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch hơn 5.000 tỷ đồng.

Khối ngoại đảo chiều bán ròng trong phiên chiều với giá trị hơn 110 tỷ đồng, lực bán tập trung vào các Bluechips như MSN, VCB, HDG, SAB…

Nhiều cổ phiếu lớn như GAS, MSN, DHG, VIC, SAB, VJC, POW đảo chiều giảm đã tác động ít nhiều tới diễn biến thị trường. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu như VCB, VNM, FPT, HPG… dù giữ được sắc xanh nhưng đà tăng đã giảm so với buổi sáng.

Trong khi đó, nhóm BĐS, xây dựng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như CTD, DIG, CEO, HBC, HDG, KDH, PDR, SJS, NVL, VPI…

Nhóm Khu công nghiệp cũng là điểm sáng với nhiều mã tăng như NTC, SZL, SZC, SNZ, SZE, D2D, IDC…trong đó, SZL thậm chí tăng trần.

Trong phiên này, bộ đôi cổ phiếu “họ Vin” dẫn đầu 2 thái cực với diễn biến khá kịch tính.

Bộ đôi cổ phiếu “họ Vin” dẫn đầu 2 thái cực.

Bộ đôi cổ phiếu “họ Vin” dẫn đầu 2 thái cực.

VHM là cổ phiếu có tác động tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp cho thị trường 0,57 điểm. Chốt phiên, VHM  tăng 0,75% lên mốc 81.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt hơn 2,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Ở chiều ngược lại, VIC tác động xuất nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index tới 0,76 điểm.

Chốt phiên VIC giảm 0,88% về mốc 90.500 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch ở mức thấp với hơn 384 cổ phiếu khớp lệnh.

Liên quan đến hoạt động Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, thống kê cho thấy thương vụ M&A đình đám của KKR và Temasek Holdings vào Vinhomes đã xếp thứ hai Đông Nam Á về giá trị giao dịch M&A.

Cụ thể, theo báo cáo tóm tắt xu hướng của Mergermarket, hoạt động M&A ở Đông Nam Á đã chậm lại trong 6 tháng đầu năm nay với tổng giá trị đạt khoảng 29 tỉ USD trên 149 giao dịch. Hầu hết các giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3.

Khoản đầu tư vào Vinhomes đưa Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á về giá trị giao dịch M&A.

Khoản đầu tư vào Vinhomes đưa Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á về giá trị giao dịch M&A.

Sự suy giảm trong hoạt động giao dịch diễn ra bất chấp việc thị trường chứng kiến giá trị thoả thuận quý đầu tiên cao nhất trong lịch sử thống kê của Mergermarket, kể từ năm 2001. 

Nguyên nhân được chỉ ra là do tác động của đại dịch COVID-19 đối với các hoạt động M&A chỉ xuất hiện trong quý II/2020.

Tuy nhiên, theo Mergermarket, các hoạt động M&A giữa các quốc gia trong khu vực vẫn diễn ra mạnh mẽ nếu xét về giá trị. Tổng giá trị đạt 23,9 tỉ USD trên 85 giao dịch trong 6 tháng đầu năm

Singapore hiện là quốc gia có giá trị M&A trong nước cao nhất khu vực, với 2,7 tỉ USD qua 27 giao dịch. Phần lớn nhờ vào khoản đầu tư 706 triệu USD vào Grab từ Mitsubishi UFJ.

Đáng chú ý, Việt Nam đứng thứ hai với tổng đầu tư trong nước 6 tháng đầu năm đạt 872 triệu USD. Đóng góp phần lớn đến từ khoản đầu tư 651 triệu USD vào Vinhomes (VHM) của doanh nghiệp tư nhân khổng lồ KKR của Mỹ và nhà đầu tư Temasek Holdings của Singapore.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngân hàng sa lầy nghìn tỷ vì ”bông hồng vàng” Thuận Thảo Võ Thị Thanh

16 lần đấu giá bất thành, khoản nợ nghìn tỷ liên quan đến công ty Thuận Thảo của nữ doanh nhân Phú Yên Võ Thị Thanh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN