Ngân hàng của Chủ tịch trẻ nhất Việt Nam ôm tham vọng vào câu lạc bộ 10 nghìn tỷ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đà lao dốc của các "ông lớn" khiến thị trường lại có một phiên lao đao.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 4,66 điểm (0,39%) xuống 1.179,9 điểm; trong khi HNX-Index tăng 0,26% lên 275,89 điểm và UPCom-Index tăng 0,1% lên 80,9 điểm.

VN-Index giảm 4,66 điểm (0,39%) xuống 1.179,9 điểm.

VN-Index giảm 4,66 điểm (0,39%) xuống 1.179,9 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 19.631 tỷ đồng; tương đương với 949 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

Các cổ phiếu lớn như BVH, GAS, HPG, MSN, VIC, VNM, VJC, PNJ, VHM, BCM…đồng loạt giảm đã tác động tiêu cực tới thị trường.

Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như ACB, BID, CTG, MBB, VCB, VIB, VPB, LPB, TCB, TPB…cũng giảm điểm khiến thị trường thiếu đi lực đỡ.

Xét về nhóm ngành, các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí, thép, khu công nghiệp, cao su hầu hết đều giảm trong phiên hôm nay.

Dù vậy, nỗ lực của một vài cái tên như FPT, MWG, HDB, VRE, SAB, HVN, PLX, MSB đã giúp thị trường không giảm quá nhiều. Ngoài ra, một số midcap như DGW, AAA, NKG, DHC, DHG, GMD, HSG, VCI…cũng tăng điểm giúp thị trường bớt phần ảm đạm.

Chốt phiên, cổ phiếu ACB giảm nhẹ 0,15% về mốc 33.450 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên, cổ phiếu ACB giảm nhẹ 0,15% về mốc 33.450 đồng/cổ phiếu.

Trong phiên hôm nay, cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu ghi nhận khối lượng khớp lệnh khá lớn. Cả phiên có hơn 6,1 triệu cổ phiếu được nhà đầu tư trao tay. Đến cuối phiên vẫn còn dư bán hơn 247 nghìn cổ phiếu.

Chốt phiên, cổ phiếu ACB giảm nhẹ 0,15% về mốc 33.450 đồng/cổ phiếu. Hiện mã cổ phiếu này đang trên đà tăng khá tốt. Tính chung qua 1 tháng đã tăng hơn 17,1% giá trị. Tính từ đầu năm đến nay ACB cũng tăng hơn 19% giá trị. Trung bình mỗi ngày có hơn 10,4 nghìn cổ phiếu ACB được nhà đầu tư trao tay. Điều này chứng minh sự quan tâm của nhà đầu tư với mã cổ phiếu tiềm năng này.

HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ trình kế hoạch kinh doanh 2021 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.602 tỷ đồng để đại hội cổ đông thường niên được tổ chức vào đầu tháng 4 tới phê duyệt. Đây là mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục trong lịch sử của ACB. Năm 2020, ngân hàng này báo lãi gần 9.600 tỷ đồng.

Nếu hoàn thành kế hoạch này, ACB sẽ chính thức gia nhập câu lạc bộ ngân hàng có lợi nhuận trên 10.000 tỷ.

Một số kế hoạch kinh doanh khác của ACB gồm tổng tài sản tăng 10%, tiền gửi khách hàng tăng 9%, tín dụng tăng 9%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Riêng chỉ tiêu tín dụng sẽ được điều chỉnh theo hạn mức tăng trưởng do Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

ACB dưới dự điều hành của Chủ tịch HĐQT Trần Hùng  Huy "thăng hoa".

ACB dưới dự điều hành của Chủ tịch HĐQT Trần Hùng  Huy "thăng hoa".

ACB đồng thời trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu. Sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ ACB sẽ tăng từ 21.616 tỷ lên 27.019 tỷ đồng. Năm 2021, ACB cũng dự kiến duy trì mức chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu.

Được biết ACB dưới dự điều hành của Chủ tịch HĐQT Trần Hùng Huy có tình hình kinh doanh khá khởi sắc, khác hẳn giai đoạn trước.

Nguồn: [Link nguồn]

Toát mồ hôi mỗi lần thị trường rung lắc: Nhà đầu tư F0 cần quan tâm gì?

Theo các chuyên gia, nhà đầu tư F0 hiện nay không thiếu kiến thức, không thiếu tiền và đặc biệt không thiếu sự hào hứng....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN