Đóng cửa xưởng may công suất 5 triệu sản phẩm, "đại gia dệt may" làm ăn ra sao?

Động thái chấm dứt hoạt động của Xưởng may Tràng Bàng diễn ra trong bối cảnh Dệt may Thành Công vừa hoàn tất thủ tục M&A Công ty TNHH Dệt may SY Vina.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index tăng điểm khá nhanh với sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng điện tử.  Khi lên gần 1.260 điểm, thị trường trở lại trạng thái giằng co, rung lắc khi dòng tiền chậm lại.

FPT xuất hiện lực xả cực mạnh sang phiên thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, điểm sáng hiếm hoi đến từ cổ phiếu VRE khi đã tăng kịch trần lên 21.300 đồng, thanh khoản vượt trội so với các bluechip khác trong rổ VN30.

Thị trường bước vào phiên chiều nới thêm đôi chút đà giảm và lùi về sát mốc 1.250 điểm.

Tại ngưỡng điểm này, lực cầu tìm đến một số cổ phiếu bluechip, cũng như bảng điện tử cải thiện, giúp VN-Index bật tăng nhanh lên gần 1.260 điểm, nhưng đứng trước áp lực bán thường trực, thị trường nhanh chóng quay trở lại trạng thái giằng co, rung lắc nhẹ quanh ngưỡng 1.255 điểm cho đến khi đóng cửa.

Kết quả phiên giao dịch ngày 25/6, Vn-Index tăng 2,44 điểm (tương đương 0,19%) lên 1.256,56 điểm. HNX-Index tăng 0,45 điểm (0,19%) lên 240,19 điểm. UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (0,23%) còn 98,83 điểm.

Thị trường đảo chiều sau hôm giảm sâu

Thị trường đảo chiều sau hôm giảm sâu

Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản sụt giảm mạnh so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 23,4 nghìn tỷ đồng. Thị trường ghi nhận 238 mã tăng và 161 mã giảm, 81 mã đứng giá.

VRE là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,81 điểm. Ở chiều ngược lại, BID lấy đi của Vn-Index 1,11 điểm.

Phiên này, TCM của Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công giao dịch quanh mốc tham chiếu 48.400 đồng/cổ phiếu. Trước đó, cổ phiếu này đã có hai phiên giảm liên tiếp.

Liên quan đến TCM, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) vừa thông qua việc chấm dứt hoạt động của Xưởng may Trảng Bàng. Trước đó, xưởng may này đã được tạm ngưng hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày 15/4. Sau lần mở rộng quy mô vào năm 2019, Xưởng may Trảng Bàng đã có 27 dây chuyền sản xuất với tổng công suất đạt 5 triệu sản phẩm/năm.

Động thái chấm dứt hoạt động của Xưởng may Tràng Bàng diễn ra trong bối cảnh Dệt may Thành Công vừa hoàn tất thủ tục M&A Công ty TNHH Dệt may SY Vina với giá 468 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của Dệt may Thành Công khá khả quan

Tình hình kinh doanh của Dệt may Thành Công khá khả quan

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Dệt May Thành Công từng chia sẻ, việc chấm dứt hoạt động của Xưởng may Trảng Bàng nhằm cơ cấu lại danh mục nhà máy để có nguồn vốn phục vụ cho việc đầu tư mua lại Nhà máy SY Vina.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, doanh thu công ty mẹ của Dệt may Thành Công đạt 64 triệu USD và lợi nhuận sau thuế đạt 4,72 triệu USD, lần lượt tăng 12% và 10% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu và 69% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Ở đây nhà nhà đi đào vàng, người người đi đào vàng, vàng nhiều tới mức chỉ đào nhẹ xuống đất là tìm thấy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN