Những con đường mà cử nhân Quan hệ Quốc tế có thể đi

Thứ Bảy, ngày 08/08/2015 09:23 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra đối với sinh viên ngành Quan hệ quốc tế. Học Quan hệ quốc tế ra sẽ làm gì? Cử nhân Quan hệ quốc tế có nhất thiết phải làm việc trong các cơ quan ngoại giao, lãnh sự quán hay không? Hay, còn có những lối đi khác mà sinh viên Quan hệ quốc tế nên hướng đến.

Những con đường mà cử nhân Quan hệ Quốc tế có thể đi - 1

Ngành Quan hệ quốc tế là ngành đòi hỏi sự năng động và trình độ tiếng Anh cao, kèm theo kỹ năng giao tiếp tự tin, lưu loát. Đây là lý do tại sao tỷ lệ sinh viên theo học ngành này không nhiều, mặc dù, chỉ cần nghe đến cái tên thôi là cũng đủ thấy được sức hấp dẫn của nó.

Để trở thành sinh viên Quan hệ quốc tế, bạn cần phải hội đủ những phẩm chất sau:

- Sinh viên tốt nghiệp phải có ngoại ngữ giỏi cũng như tiếng Việt giỏi để có khả năng hiểu chính xác, biên phiên dịch tốt.

- Phải trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, phải hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về văn hóa nước nhà cũng như lịch sử và văn hóa thế giới.

- Ngoài ra, các bạn sinh viên còn phải tự trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng khác để phục vụ cho quá trình làm việc của mình như nghi thức ngoại giao, phong tục tập quán của từng quốc gia...

Tuy nhiên, không ít những bạn trẻ vẫn luôn trăn trở, lo âu về công việc, lối đi của mình sau khi ra trường. Liệu, có tìm được công việc như mong muốn hay không? Vậy, câu hỏi đặt ra, sinh viên ngành quan hệ quốc tế ra trường sẽ làm gì?

Thực tế cho thấy, cử nhân Quan hệ quốc có thể làm việc trong các cơ quan ngoại giao, hoặc các văn phòng lãnh sự hoặc các đại diện thương mại của VN ở nước ngoài. Họ cũng có thể làm việc tại các đại sứ quán hoặc văn phòng lãnh sự nước ngoài tại VN; làm đại diện cho các công ty, tập đoàn VN ở nước ngoài hoặc các tập đoàn, công ty nước ngoài tại VN.

Nhưng đó chưa phải là những công việc cuối cùng mà họ có thể làm. Có những bạn trẻ, vì muốn thể hiện bản thân, cũng như muốn chứng minh một điều: không phải cứ bắt buộc phải làm trong những môi trường kể trên thì mới gọi là đúng ngành nghề. Và họ sẽ thử sức ở một số lĩnh vực khác, có thể là một nhân viên quan hệ cộng đồng của các công ty, tức Quan hệ công chúng (PR) hoặc công tác tại các phòng ban trong các trường Đại học về quan hệ quốc tế, đối ngoại hoặc hợp tác quốc tế và tại các ban quản lý các dự án quốc tế.

Có rất nhiều sự lựa chọn cho sinh viên ngành Quan hệ quốc tế. Quan trọng là bạn chọn gì và có sống hết mình với những con đường mà bạn lựa chọn hay không mà thôi. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình. 

Chia sẻ
Theo Timviecnhanh.com
Báo lỗi nội dung
Không có bài viết ngày 29/05/2020
GÓP Ý GIAO DIỆN