Đây là "quy trình" làm lộ thiết kế iPhone ra bên ngoài của các công nhân Apple

Sự kiện: iPhone 11

iPhone từng được biết đến là chiếc smartphone giữ bí mật đến tận phút chót, nhưng giờ mọi chuyện đã khác.

Ở những năm đầu, iPhone của Apple luôn nổi tiếng về khả năng giữ kín thiết kế đến những giây phút cuối cùng. Nhưng giờ đây chúng ta gần như luôn có cái nhìn sớm về thiết kế iPhone sắp ra mắt. Vì sao lại vậy?

Bất chấp những nỗ lực không ngừng của Apple nhằm chặn sự rò rỉ về thiết kế hay tính năng mới trên iPhone trong thời gian qua, hàng loạt tin đồn về iPhone liên tục xuất hiện mỗi khi một iPhone thế hệ tiếp theo sắp ra mắt, thậm chí là phiên bản năm sau nữa (như iPhone 2020).

Thiết kế iPhone của Apple vẫn luôn bị rò rỉ sớm.

Thiết kế iPhone của Apple vẫn luôn bị rò rỉ sớm.

Quay trở lại năm 2013, thời điểm toàn bộ chiếc iPhone 5C xuất hiện ngay trước sự kiện ra mắt chính thức diễn ra. Theo kết quả điều tra, vụ rò rỉ thiết kế iPhone 5C do một nhân viên của Jabil - thuộc chuỗi cung ứng của Apple thực hiện. Nhân viên này đã trốn khỏi nhà máy sản xuất với một chiếc vỏ iPhone 5C trước một rừng camera an ninh và bảo vệ. Chiếc vỏ này sau đó đã bị chụp ảnh và đăng lên internet, làm tiết lộ thay đổi lớn nhất của iPhnoe 5C: vỏ nhựa và nhiều màu sắc.

Vì muốn giấu kín các thiết bị chưa ra mắt nên Apple thường có thói quen không nhờ cậy đến các cơ quan điều tra, vốn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan. Chính vì vậy, Apple buộc phải thành lập đội an ninh riêng có tên New Product Security Team (NPS) nhằm giám sát chặt chẽ dây chuyền sản xuất và các đối tác Trung Quốc để thông tin về thiết kế của iPhone không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của NPS là đảm bảo các công nhân sản xuất không thể sao chép bản vẽ thiết kế hoặc đánh cắp các linh kiện đưa ra bên ngoài.

Trong quá trình làm việc, NPS đã phá tan âm mưu của một công nhân đào đường hầm bên trong nhà máy để có thể đưa những linh kiện đang sản xuất ra bên ngoài. NPS cũng phát hiện 2 nhân viên của Jabil bí mật đánh cắp 180 chiếc iPhone 6 để bán ra bên ngoài chợ đen. Để thực hiện, những công nhân này đã điều chỉnh hệ thống theo dõi hàng tồn kho. Để che giấu thông tin những thiết bị bị đánh cắp, Apple đã bí mật mua lại chúng.

Hình ảnh được cho là chân dung loạt iPhone 11 dựa vào các rò rỉ.

Hình ảnh được cho là chân dung loạt iPhone 11 dựa vào các rò rỉ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao những kẻ trộm linh kiện iPhone vẫn thực hiện đủ loại chiêu trò để thoát khỏi hệ thống bảo vệ chặt chẽ của Apple? Theo Theverge, nguyên nhân xuất phát từ việc những kẻ trộm linh kiện iPhone thường chỉ bị phán xử dựa trên giá trị vật chất của tài sản đánh cắp, thay vì giá trị tài sản trí tuệ, trong khi lợi nhuận từ việc tiết lộ thông tin ra ngoài là khá cao. Về cơ bản, pháp luật xét xử những kẻ này không đủ răn đe so với giá trị mà chúng nhận được nếu thực hiện thành công.

Cũng chính nhờ vậy, đến nay rất nhiều thông tin về thiết kế iPhone 11 đã bị rò rỉ ra bên ngoài, giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về sản phẩm với cụm camera hình vuông phía sau, với camera kép cho iPhone 11R và ba camera cho iPhone 11 và 11 Max. Hay nói một cách đơn giản, NPS của Apple vẫn còn khe hở để kẻ gian qua mặt.

iFan sững sờ trước thông tin về thiết kế iPhone 11 sắp ra mắt

Rò rỉ mới nhất từ iPhone của Apple có thể khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu ai sẽ quan tâm đến iPhone 11?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
iPhone 11 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN