Xử phạt 17 triệu vì thu mua bánh trung thu, thực phẩm trôi nổi về bán kiếm lời

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Xử phạt 17.000.000 đồng về hành vi vi phạm kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ với trị giá hàng hóa vi phạm là 22.570.000 đồng.

 Tết Trung thu đang đến gần, nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để kinh doanh sản phẩm bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo thông tin từ Tổng Cục quản lý thị trường, ngày 13/9, lực lượng QLTT tỉnh Bắc Giang đã xử phạt một chủ cơ sở kinh doanh 17.000.000 đồng về hành vi vi phạm kinh doanh bánh Trung thu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trước đó, thực hiện đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu năm 2021, ngày 11/9, Đội QLTT số 3 - Cục QLTT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra Cửa hàng kinh doanh Hùng Cường, địa chỉ tại thôn Vân Cốc 1, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Quá trình kiểm tra phát hiện tại Cửa hàng có một số hàng hoá gồm 1.814 sản phẩm bánh kẹo, đồ thực phẩm có nhãn nước ngoài.

Lực lượng chức năng tiêu hủy số hàng hóa vi phạm

Lực lượng chức năng tiêu hủy số hàng hóa vi phạm

Trong đó có 810 chiếc bánh Trung thu; 80 chiếc kẹo trứng; 12 gói lương khô; 12 gói bim bim; 60 túi bánh cay; 240 gói hạt nêm gia vị; 500 chiếc chân gà ngâm và 100 chiếc xúc xích.

Ông Nguyễn Đức Cường - Chủ hộ kinh doanh khai nhận số hàng hoá trên do ông mua trôi nổi tại địa bàn thành phố Bắc Giang về bán kiếm lời và không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Đội QLTT số 3 đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt ông Nguyễn Đức Cường số tiền 17.000.000 đồng về hành vi vi phạm kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ với trị giá hàng hóa vi phạm là 22.570.000 đồng. Đồng thời, buộc ông Cường tiêu huỷ toàn bộ số hàng hoá trên theo quy định của pháp luật.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng đã đưa ra khuyến cáo: 

Khi lựa chọn và sử dụng bánh Trung thu để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng: có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản,... Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng. Sản phẩm cần đảm bảo không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin người bán, nguồn gốc sản phẩm, giấy phép của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cũng như đánh giá của người tiêu dùng trước đó. "Tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể", Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo.

Trước đó, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Phòng cảnh sát Môi trường (Công an Hà Nội) đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh tại địa chỉ số 1, ngõ 72, đường La Phù, Hoài Đức (Hà Nội), do ông Nguyễn Quang Thạch là chủ, thu giữ 11.130 chiếc bánh trung thu do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt giữ xe chở 10 tấn cánh gà, nầm lợn, râu bạch tuộc bốc mùi hôi thối

Cục Cảnh sát Giao thông vừa phát hiện 10 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối tại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN