Xem nhiều mua ít, làng gốm Bát Tràng đìu hiu dịp cuối năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cuối năm là thời điểm khách hàng tới Bát Tràng để sắm sửa đồ thờ cúng, vật phong thủy trang trí...Năm nay, không khí mua sắm ảm đạm bởi sự càn quét của dịch Covid-19.

Cổng làng gốm sứ Bát Tràng truyền thống.

Cổng làng gốm sứ Bát Tràng truyền thống.

Đại hạ giá vẫn vắng bóng khách

Làng gốm Bát Tràng (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. HN) nổi tiếng bởi có nghề làm gốm sứ truyền thống từ bao đời. Nơi đây, có nhiều nghệ nhân làm gốm nổi danh, như nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn – người duy nhất chế tác thành công đất Tử Sa tại Việt Nam.

Tiếng thơm đồn xa, khách thập phương nô nức kéo về Bát Tràng vào hai dịp: Dịp đầu năm và dịp cuối năm để sắm sửa cho gia đình và biếu tặng người thân món quà ý nghĩa. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 khiến thị trường tiêu dùng gốm sứ biến động, sức mua giảm mạnh.

Một cửa hàng lác đác hai khách tới xem.

Một cửa hàng lác đác hai khách tới xem.

Chợ gốm thưa thớt khách hàng tới tham quan và tìm mua. Mặc dù, các gian hàng bày bán mẫu mã đa dạng, phong phú, bắt mắt nhưng vẫn không thu hút được khách hàng.

Năm 2021 là năm Tân Sửu, nắm bắt xu thế, nhiều tiểu thương bày bán các vật phong thủy về chú trâu vàng. Đó đều là những sản phẩm được làm thủ công, có độ đẹp và tinh xảo cao, giá trị lớn. Tuy nhiên, các tiểu thương đã dự đoán được việc tiêu dùng giảm nên sản xuất ít hơn so với mọi năm, kết hợp hạ giá sản phẩm.

Trâu vàng là vật phong thủy của năm mới 2021 nhưng cũng chịu cảnh ế ẩm.

Trâu vàng là vật phong thủy của năm mới 2021 nhưng cũng chịu cảnh ế ẩm.

Đồ phong thủy giá trị lớn, giá thành cao vắng khách tìm mua đã đành, ngay cả những đồ thông thường như: đồ thờ cúng, bát đũa, lọ hoa, ấm chén... cũng chịu chung số phận hẩm hiu. Nhiều vị khách “cầm lên đặt xuống”, đắn đo suy nghĩ, hỏi xong về giá cả rồi lắc đầu bỏ đi.

Chị Nguyễn Loan, chủ một gian hàng trong chợ gốm ngậm ngùi chia sẻ: “Từ sáng tới giờ, tôi đón gần chục lượt khách ghé thăm. Tuy nhiên, họ chỉ tham quan chứ không có ý định mua hàng. Hạ giá sản phẩm kịch sàn, chỉ lấy một chút lãi cũng không giữ được chân khách. Chưa bao giờ tình cảnh lại bi đát như hiện tại. Không biết khi nào, thị trường mới hồi phục được”.

Chị Nguyễn Loan, một tiểu thương trong chợ gốm chia sẻ rằng đã giảm giá các sản phẩm nhưng vẫn khó bán được hàng.

Chị Nguyễn Loan, một tiểu thương trong chợ gốm chia sẻ rằng đã giảm giá các sản phẩm nhưng vẫn khó bán được hàng.

Cũng giống như gian hàng của chị Loan, các gian hàng khác cũng chịu chung cảnh ngộ hẩm hiu. Những tấm biển giảm giá treo kín. Thậm chí, nhiều sản phẩm giảm giá sâu, chỉ khoảng từ 10.000 – 30.000 đồng. Trước kia, giá trung bình một chiếc lọ hoa đẹp là 250.000 đồng, giờ giảm xuống còn 100.000 đồng. Gương mặt các tiểu thương không giấu nổi sự buồn phiền, xót xa!

Xưởng lớn cũng... lỗ nặng

Không chỉ tiểu thương chịu ảnh hưởng, việc kinh doanh của các xưởng gốm lớn cũng lao đao. Việc buôn bán trì trệ khiến nhiều công nhân thất nghiệp. Nhiều người dân địa phương không trụ nổi, phải về thành phố kiếm việc khác sinh sống qua ngày.

Nhiều cửa hàng kinh doanh gốm khá lớn cũng vắng bóng khách hàng.

Nhiều cửa hàng kinh doanh gốm khá lớn cũng vắng bóng khách hàng.

Như mọi năm, ấm trà Tử Sa là sản phẩm hút khách, được nhiều khách quen đặt trước nhưng năm nay số lượng khách đặt mua giảm nhiều.

Như mọi năm, ấm trà Tử Sa là sản phẩm hút khách, được nhiều khách quen đặt trước nhưng năm nay số lượng khách đặt mua giảm nhiều.

Chủ cửa hàng gốm sứ Tuấn Lâm, một cửa hàng lớn tại Bát Tràng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề chia sẻ: “Xưởng nhà tôi đã tồn tại nhiều năm, độc quyền sản phẩm từ đất Tử Sa nên được nhiều khách hàng biết tới. Mọi năm, khách quen đặt làm trước đồ vật bài trí phong thủy, đồ cúng rất nhiều. Hơn thế, lợi nhuận xưởng nhà tôi thu về được từ khách buôn khắp các tỉnh đổ về nhập hàng. Nhưng năm nay, không có nhiều khách đặt hàng nên xưởng hạn chế sản xuất. Riêng sản phẩm ấm Tử Sa cuối năm tiêu thụ được 2000 – 3000 bộ nhưng hiện tại giảm mạnh, chỉ bằng một nửa con số đó. Những bộ ấm giá trị cao có giá từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng cũng không ai đặt mua nữa”

Nhiều xưởng gốm lớn phải cho nghỉ bớt nhân công bởi hàng tồn nhiều.

Nhiều xưởng gốm lớn phải cho nghỉ bớt nhân công bởi hàng tồn nhiều.

Các sản phẩm tại làng gốm đang đại hạ giá, giảm sâu dịp cuối năm.

Các sản phẩm tại làng gốm đang đại hạ giá, giảm sâu dịp cuối năm.

“Vài tháng trước, tôi cho công nhân trong xưởng nghỉ việc hơn 2 tháng bởi hàng còn quá nhiều trong kho. Khi công nhân đi làm lại, tôi cũng giảm xuống, chỉ giữ lại những thợ chính. Trăm thứ tiền phải bỏ ra để duy trì cửa hàng mà sản phẩm lại bán chậm. Tình hình hiện tại rất khó khăn”, một chủ cửa hàng gốm sứ khác cho biết.

Tình trạng vắng khách diễn ra tại các gian hàng, cửa hàng lớn và xưởng gốm trải nghiệm khiến các chủ cơ sở, tiểu thương nơi đây thở dài ngao ngán, bất lực trước biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Noel ế ẩm giữa “biển” khách chen chân check-in

Tấp nập khách xuyên suốt dịp Giáng sinh nhưng nhiều tiểu thương kinh doanh đồ chơi, đồ trang trí Noel vẫn than ế ẩm do...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ứng Hà Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN