Thế giới tăng sốc, giá cà phê Việt Nam sắp phá đỉnh lịch sử

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cà phê Robusta có phiên tăng sốc lên 4.634 USD/tấn, chính thức vượt kỷ lục ghi nhận hồi tháng 5 ở mức 4.530 USD/tấn. Trong nước, giá cà phê cũng tăng cao, sắp phá đỉnh lịch sử.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm nay, nước ta xuất khẩu gần 894.000 tấn cà phê nhân các loại, giá trị ước đạt 3,19 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng cà phê xuất khẩu tuy giảm 11,4% nhưng giá trị lại tăng mạnh 33,2%.

Theo đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cà phê vượt qua tổng kim ngạch xuất khẩu của các năm trước đó (ngoại trừ các năm 2022 và 2023), đưa cà phê trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ 4 trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đáng chú ý, giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6 đạt 4.489 USD/tấn, tăng 5% so với tháng 5 trước đó và tăng mạnh 67,3% so với tháng cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, giá bình quân xuất khẩu loại hạt này của nước ta đạt 3.570 USD/tấn, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trên thị trường thế giới, phiên giao dịch ngày 10/7 tiếp tục chứng kiến đà tăng sốc của loại hạt “giàu vị đắng” này. Theo đó, ở sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2024 tăng thêm 286 USD, lên mức 4.634 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11/2024 cũng tăng 288 USD, lên ngưỡng 4.464 USD/tấn.

Như vậy, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới chính thức vượt kỷ lục 4.530 USD/tấn ghi nhận hồi tháng 5 vừa qua.

Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân tiếp đà tăng mạnh, lên mức 128.000-129.000 đồng/kg tuỳ địa phương. 

Với đà tăng này của giá cà phê, các chuyên gia và doanh nghiệp cà phê nhận định, giá loại hạt thế mạnh này của Việt Nam có thể vượt đỉnh lịch sử 134.000 đồng/kg ghi nhận hồi cuối tháng 4 năm nay và thiết lập kỷ lục mọi thời đại.

Có nhiều yếu tố hỗ trợ giá cà phê tăng cao, nhất là dòng Robusta mà Việt Nam có sản lượng top đầu thế giới.

Cụ thể, nhu cầu cà phê từ các nhà nhập khẩu châu Âu tăng do xu hướng tích trữ hàng tồn kho trước thời hạn tuân thủ các tiêu chuẩn Quy định phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR). Trước đó, EUDR được đưa ra nhằm giảm thiểu nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng và yêu cầu các biện pháp thẩm định, truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt đối các với mặt hàng nông lâm sản, trong đó có cà phê.

Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong vụ tới giảm mạnh. Ảnh: Nguyễn Huế

Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong vụ tới giảm mạnh. Ảnh: Nguyễn Huế

Ngoài ra, thời tiết khô hạn hơn bình thường ở hai quốc gia có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới, cùng mùa đông sắp đến ở Brazil, khiến thị trường trở nên nhạy cảm hơn trước những cơn se lạnh đầu mùa ở Nam Mỹ.

Riêng Robusta, loại cà phê này còn được củng cố thêm đà tăng giá khi lo ngại về tình trạng khô hạn quá mức ở Việt Nam cùng với các dịch bệnh có thể dẫn tới thiệt hại về sản lượng, ảnh hưởng tới nguồn cung trên toàn cầu.

Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam ước tính, sản lượng cà phê Robusta của nước ta vụ 2023-2024 đạt khoảng 26,7 triệu bao (bao 60kg), tuy nhiên, vụ 2024-2025 nhiều khả năng giảm về mức 21,4-22,7 triệu bao.

Con số này thấp hơn đáng kể so với dự báo sơ bộ 24 triệu bao của Volcafe đưa ra trước đó và thấp hơn rất nhiều so với con số 27,85 triệu bao mà Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính.

Một số công ty cà phê cho hay kho hàng của doanh nghiệp gần như cạn sạch, trong khi tháng 10 mới bước vào vụ thu hoạch mới ở nước ta. Đây cũng là yếu tố đẩy giá cà phê nhân trên thị trường tăng mạnh và neo ở ngưỡng rất cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỗi kg sườn non tại chợ có giá 180.000 đồng, ba rọi 150.000 đồng, tăng 30% so với đầu năm và là mức cao nhất 4 năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm An ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN