Quả đặc sản toàn hạt, nhỏ bằng ngón tay cái, bán là hái ra tiền nhưng cực khó tìm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Loại quả này được cho rằng ăn còn ngon hơn chanh dây, ngoài ra còn giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả.

Có vẻ ngoài giống cau nhưng màu sắc đậm hơn, đây là một loại trái cây đặc trưng thường có vào mùa thu ở Vân Nam (Trung Quốc). Loại quả này có tên là sơn thao, hay còn được biết đến với tên gọi “kha tử”, “chiêu liêu” ở Việt Nam. 

Quả đặc sản toàn hạt, nhỏ bằng ngón tay cái, bán là hái ra tiền nhưng cực khó tìm - 1

Điểm thú vị của loại quả này là thịt ít, hạt nhiều. Ví dụ bạn mua 1kg quả thì 0,75kg là hạt. Kha tử có 2 loại, một loại ngọt và một loại chua. Loại ngọt có kích thước bằng ngón tay cái, màu hơi xanh đậm. Còn kha tử chua thì to hơn, màu nhạt hơn, quả to nhất có thể bằng quả trứng gà ta.

Quả đặc sản toàn hạt, nhỏ bằng ngón tay cái, bán là hái ra tiền nhưng cực khó tìm - 2

Ngoài hình dáng, hương vị và giá cả của 2 loại kha tử này cũng có sự khác biệt rõ rệt. Kha tử loại ngọt có vỏ mỏng, thịt mềm, khi ăn sẽ tan ngay trong miệng. Quả sẽ có vị ngọt bùi và mềm mại, sau khi nuốt sẽ thấy có hậu vị ngọt. Loại này có giá từ 20 - 30 NDT (65.000 - 97.600đ)/kg 

Còn kha tử chua thì khác, mặc dù cũng rất mềm nhưng nó lại có vị chua nhạt, hơi đắng, cuối cùng mới đến hậu vị ngọt. Tuy nhiên, loại này quá chua nên người ta thường không ăn được nhiều, cộng thêm sản lượng cao nên giá của nó rẻ hơn, chỉ 6 NDT (19.500đ)/kg.

Tuy nhiên, dù là kha tử ngọt hay chua thì đều có một điểm chung: khi chưa chín thì đều chua, muốn ăn trực tiếp thì phải đợi chín hẳn.

Quả đặc sản toàn hạt, nhỏ bằng ngón tay cái, bán là hái ra tiền nhưng cực khó tìm - 3

Với những quả kha tử chưa chín, bạn chỉ cần đặt chúng trong thùng carton và đợi khoảng 3-5 ngày để ủ chín từ từ. Quả chín sẽ mềm và vỏ rất dễ bóc. 

Không chỉ dùng làm thực phẩm, kha tử còn là một loại dược liệu có công dụng nhuận hầu, có thể dùng để bảo vệ cổ họng. 

Quả đặc sản toàn hạt, nhỏ bằng ngón tay cái, bán là hái ra tiền nhưng cực khó tìm - 4

Hiện tại, kha tử vẫn rất hiếm thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cây thuốc quen mặt trong ngành y học cổ truyền. Ngoài công dụng điều trị cổ họng, kha tử còn có khả năng hỗ trợ điều trị kiết lỵ, kháng khuẩn.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều nông dân không khỏi tiếc nuối vì trước kia đã bỏ lỡ quá nhiều giá trị từ “mỏ vàng” này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo 163.com) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN