Người dân vùng trồng sả điêu đứng vì doanh nghiệp 'bội tín'

Vụ thu hoạch đã qua 3 tháng, cây sả đã dần lụi tàn, chết dần nhưng đơn vị tiêu thụ không về thu mua khiến cả trăm hộ dân ở Hà Tĩnh điêu đứng, nóng lòng tìm đường bán gỡ vốn.

Nhiều tháng qua, hơn 100 hộ dân ở xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đứng ngồi không yên khi hàng chục ha cây sả dược liệu đã qua thời gian thu hoạch song đơn vị bao tiêu không có mặt.

Theo người dân địa phương, cuối năm 2022, Công ty TNHH dược liệu Trương Dương (địa chỉ ở tỉnh Thanh Hóa) về ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây sả chanh dược liệu với hơn 100 hộ dân 2 xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc. Theo cam kết, người dân mua cây sả giống công ty này để trồng, đến kỳ thu hoạch, phía công ty sẽ thu mua, bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường.

Người dân lo thất thu vì không thấy đơn vị thu mua sả.

Người dân lo thất thu vì không thấy đơn vị thu mua sả.

Từ tháng 3/2023, các hộ dân ký hợp đồng bắt đầu trồng sả. Sau 6 tháng, cây sả đến kỳ thu hoạch nhưng phía Công ty Trương Dương không về thu mua.

“Công ty bán 14.000 đồng/kg sả giống. Khi thu hoạch, cây sả sẽ được bán 2.800/kg, giúp người dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên, vụ thu hoạch đã qua khoảng 3 tháng, cây sả đã bắt đầu lụi tàn, chết dần nhưng công ty không về thu mua như đã hứa, người dân không biết bán cho ai để gỡ vốn, công chăm sóc”, bà Trần Thị Khoát (65 tuổi, xã Kỳ Tây), cho hay.

Lãnh đạo UBND xã Kỳ Tây cho biết: “Địa phương có 80 hộ ký hợp đồng trồng sả dược liệu với Công ty Trương Dương. Mỗi hộ trồng với diện tích khoảng 1.000m2. Trước việc doanh nghiệp thất hứa, xã đã có văn bản gửi công ty theo địa chỉ ghi trong hợp đồng song nhân viên bưu chính thông báo phía công ty luôn đóng cửa, không có người nhận thư”.

Tại xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh) cũng có hàng chục hộ dân ký hợp đồng hợp tác trồng sả dược liệu với Công ty Trương Dương. Người dân cho biết với việc trồng sả, họ phải bỏ ra 2-3 triệu đồng chi phí mua cây giống và phân bón. Ngoài ra, người trồng khá tốn thời gian chăm sóc cây sả trong 6 tháng. Cây sả không bán được khiến người dân mất tiền và vùng đất trồng sả cũng không thể phá bỏ để trồng cây khác.

Cây sả quá vụ thu hoạch bắt đầu lụi tàn.

Cây sả quá vụ thu hoạch bắt đầu lụi tàn.

“Xã chỉ có chủ trương thống nhất về liên kết với doanh nghiệp, còn về hợp đồng thì phía công ty ký trực tiếp với người dân theo từng tổ hợp tác. Hiện toàn xã khoảng 10ha trồng sả theo hợp đồng và diện tích trồng thêm đã quá kỳ thu hoạch, tuy nhiên doanh nghiệp không về thu mua khiến người dân thất thu”, bà Nguyễn Thị Hiên – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc thông tin.

Để giúp người dân trồng sả thu hồi vốn, chính quyền địa phương đã liên hệ với một số đơn vị chế biến dược liệu ở địa bàn Hà Tĩnh. Tuy nhiên, số lượng thu mua không đáng kể. Việc thời tiết thường xuyên có mưa khiến người trồng càng lo lắng hơn khi cây sả sẽ dễ thối gốc, lụi tàn nếu không được thu hoạch.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngư dân Bình Định hưởng 'lộc biển' cuối năm

Khoảng một tuần nay, tại vùng biển gần bờ ở xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định) ruốc xuất hiện khá nhiều. Sau vài giờ ra khơi, những chiếc tàu chở theo những sọt ruốc biển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Trường ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN