Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi

Sự kiện: Kinh Doanh

Số tiền thu từ chặt đót mang về bán được từ 150.000- 200.000 đồng/buổi/người không quá lớn, nhưng góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho hàng trăm hộ đồng bào thiểu số các huyện Sơn Hà, Tây Trà và Trà Bồng để cải thiện cuộc sống gia đình.

Từ nhiều năm qua, cứ vào sau Tết cổ truyền người dân ở vùng miền núi các huyện Sơn Hà, Trà Bồng và Tây Trà lại rủ nhau vào rừng chặt đót, loại cây được ví là "lộc rừng" đầu năm ở nơi đây.

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 1

Đót, loại cây được ví là "lộc rừng" sau Tết của đồng bào miền núi Quảng Ngãi.

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 2

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 3

Trên đường cõng đót trở về.

Theo đó hàng ngày cứ tầm 5-6 giờ sáng, người dân mang gùi, cầm rựa vào rừng để chặt đến cuối trưa, hoặc giữa buổi chiều thì về. Già Hồ Văn Triều (60 tuổi), ở xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà cho biết: "Mùa thu hoạch đót kéo dài từ tháng Giêng, đến khoảng tháng 3 Âm lịch thì chấm dứt. Năm nay đót trổ bông chậm hơn so với mấy vụ trước đó. Đồng thời do các khu vực rừng ở gần đã bị chặt phát trồng cây keo nên phải đi bộ 2 giờ để vào sâu phía trong mới có nhiều đót".

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 4

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 5

Toàn bộ số đót người dân chặt, được tư thương trong vùng mua.

Cũng như nhiều loại cây rừng mọc tự nhiên khác, đót mọc tự nhiên nếu không chặt hái sẽ tự rụi, đến năm sau lại ra nên việc thu hoạch không ảnh hưởng gì đến việc bị tận diệt. Bình quân số lượng đót chặt được từ 25-35 kg đót tươi/người.

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 6

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 7

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 8

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 9

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 10

Sau khi mua xong, đót được tư thương thuê người mang phơi dọc các tuyến đường, núi và ven sông cho khô trước khi chở về xuôi bán cho các cơ sở sản xuất.

Toàn bộ số đót mà người dân chặt và gùi cõng ra đến trục đường liên huyện được số tư thương trong vùng đón mua với giá khoảng 5000 đồng/kg, cao hơn vụ trước khoảng 1000 đồng/kg. Sau đó đót được người mua phơi khô, cột lại từng bó to cỡ vòng tay ôm người lớn, thuê xe chở về xuôi bán lại cho các cơ sở sản xuất (chủ yếu làm chổi quét nhà).

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 11

Mang gùi, cầm rựa vào rừng "nhặt" lộc của người miền núi Quảng Ngãi - 12

Nhiều học sinh ở các bản làng tranh thủ ngày nghỉ để đi chặt đót bán, lấy tiền mua sách vở

Cùng với người lớn, tranh thủ những ngày nghỉ nhiều học sinh ở các bản làng cũng tranh thủ đi chặt đót về bán kiếm tiền mua sách vở. Do không đủ sức để đi vào rừng sâu như người lớn nên việc tìm chặt đót của số học sinh chủ yếu ở khu vực rừng nằm ven tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà. Vì vậy lượng đót mà các em chặt cũng ít hơn. "Hôm nào gặp chỗ đót mọc nhiều thì được 15 kg/người, ít thì 10 kg/người", em Hồ Văn Quân, học sinh trường THCS Trà Lãnh, xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà bộc bạch.

Tuy số tiền từ chặt đót mang về từ 150.000 - 200.000 đồng/buổi/người không quá lớn, nhưng góp phần tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho hàng trăm hộ đồng bào thiểu số miền núi Quảng Ngãi để cải thiện cuộc sống gia đình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Xuân ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN