Lội bùn săn chem chép kiếm nửa triệu mỗi ngày

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều người dân ở huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đi xuồng dọc các tuyến sông, kênh rạch vào thời điểm nước cạn đào bắt con chem chép, mỗi ngày bán thu về từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Từ tờ mờ sáng nhiều người dân sống bằng nghề đào bắt chem chép ở xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã chuẩn bị xong cơm nước, xuồng vỏ lãi (phương tiện di chuyển trên sông - PV) bắt đầu cho một ngày mưu sinh.

Từ tờ mờ sáng nhiều người dân sống bằng nghề đào bắt chem chép ở xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã chuẩn bị xong cơm nước, xuồng vỏ lãi (phương tiện di chuyển trên sông - PV) bắt đầu cho một ngày mưu sinh.

Chem chép là loại hải sản 2 mảnh như nghêu, hến, sò, có vỏ cứng. Loài này thường sinh sống ở những vùng đầm lầy nước mặn, nơi có thủy triều thường xuyên lên xuống.

Chem chép là loại hải sản 2 mảnh như nghêu, hến, sò, có vỏ cứng. Loài này thường sinh sống ở những vùng đầm lầy nước mặn, nơi có thủy triều thường xuyên lên xuống.

Anh Nguyễn Ái Luyến (ngụ xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi – người có khoảng 20 năm làm nghề đào chem chép) cho biết, dụng cụ đi bắt chem chép gồm bao chân, bao tay, vá (dụng cụ đào)… Bao chân được người dân tự chế để bảo vệ không bị đứt chân.

Anh Nguyễn Ái Luyến (ngụ xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi – người có khoảng 20 năm làm nghề đào chem chép) cho biết, dụng cụ đi bắt chem chép gồm bao chân, bao tay, vá (dụng cụ đào)… Bao chân được người dân tự chế để bảo vệ không bị đứt chân.

Để bắt được loài này, người bắt phải tranh thủ lúc nước ròng (nước xuống), khi bãi bùn trơ lên và miệng hang lộ ra. Nhìn theo mặt đất, chỗ nào có phù sa thì chem chép sinh sản được, còn chỗ nào không có phù sa, rong rêu đóng là không có chem chép.

Để bắt được loài này, người bắt phải tranh thủ lúc nước ròng (nước xuống), khi bãi bùn trơ lên và miệng hang lộ ra. Nhìn theo mặt đất, chỗ nào có phù sa thì chem chép sinh sản được, còn chỗ nào không có phù sa, rong rêu đóng là không có chem chép.

Đặc điểm hang con chem chép là có hình số 8. Người bắt chỉ cần đào xuống khoảng 10cm – 20cm sẽ bắt được chem chép. Khi bắt lên, con chem chép không phải rửa sạch, vì rửa sạch thì không sống lâu được.

Đặc điểm hang con chem chép là có hình số 8. Người bắt chỉ cần đào xuống khoảng 10cm – 20cm sẽ bắt được chem chép. Khi bắt lên, con chem chép không phải rửa sạch, vì rửa sạch thì không sống lâu được.

Chị Lê Thị Ánh (ngụ xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi) chia sẻ: “Tùy theo con nước, tôi trung bình bắt được 500 - 600 nghìn đồng/ngày. Thương lái thu mua chem chép với giá từ 60 - 70 nghìn đồng/kg”.

Chị Lê Thị Ánh (ngụ xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi) chia sẻ: “Tùy theo con nước, tôi trung bình bắt được 500 - 600 nghìn đồng/ngày. Thương lái thu mua chem chép với giá từ 60 - 70 nghìn đồng/kg”.

Theo chị Ánh, bà con ở đây sống được lâu bền với nghề này là do săn bắt biết giữ gìn, phát triển nguồn lợi. Họ chỉ chọn những hang lớn bắt, hang nhỏ để lại, cứ vậy chem chép không bị tận diệt.

Theo chị Ánh, bà con ở đây sống được lâu bền với nghề này là do săn bắt biết giữ gìn, phát triển nguồn lợi. Họ chỉ chọn những hang lớn bắt, hang nhỏ để lại, cứ vậy chem chép không bị tận diệt.

Chem chép sau đó sẽ được các thương lái cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn và các chợ. Loài hải sản này thường được thực khách ưa chuộng và có thể chế biến làm nhiều món ăn như nướng mỡ hành, luộc sả, hấp gừng… (Ảnh: IE).

Chem chép sau đó sẽ được các thương lái cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn và các chợ. Loài hải sản này thường được thực khách ưa chuộng và có thể chế biến làm nhiều món ăn như nướng mỡ hành, luộc sả, hấp gừng… (Ảnh: IE).

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt đầu nuôi tôm từ những đầu năm 2000, người phụ nữ này đã có thu nhập “khủng” và trở thành một thành viên của hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bến Tre.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tân Lộc ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN