Làng nghề trống cơm, đầu lân "cháy hàng" mùa Tết Trung Thu

Sự kiện: Tết Trung thu

Khoảng 3 tháng nay, hơn 20 nóc gia làng trống “danh bất hư truyền” Bình Lãng (Tân Trụ, Long An) tất bật vào vụ trống Tết Trung Thu 2018. Lão nông Hai Phú (Nguyễn Văn Phú) – một người làm trống lâu năm tại đây cho biết, Trung Thu năm nay mặt hàng trống cơm “cháy” hàng. Mỗi tháng hộ ông làm 4.000 – 5.000 trống cơm vẫn không đủ bán.

Làng nghề trống cơm, đầu lân "cháy hàng" mùa Tết Trung Thu - 1

Nhà ông Hai Phú có 5 người, làm trống cơm từ mờ sáng đến tối mịt vẫn không đủ trống cung cấp cho thị trường. Dù làm bằng da trâu non và gỗ tạp, nhưng sản phẩm trống cơm của làng trống Bình Lãng vẫn rất hấp dẫn với trẻ con mùa Trung Thu.

Làng nghề trống cơm, đầu lân "cháy hàng" mùa Tết Trung Thu - 2

Bản thân lão nông Hai Phú dù ở tuổi 70, sức yếu, mắt mờ cũng phụ gia đình bào da trâu, phơi trống nhằm tăng sản lượng trống cơm theo yêu cầu của mối lái..

Làng nghề trống cơm, đầu lân "cháy hàng" mùa Tết Trung Thu - 3

Làng nghề trống cơm, đầu lân "cháy hàng" mùa Tết Trung Thu - 4

Đám cháu ông Hai Phú sau giờ học cũng được “động viên” phơi trống giúp ông.

Làng nghề trống cơm, đầu lân "cháy hàng" mùa Tết Trung Thu - 5

Thời điểm này, khu vực sản xuất đầu lân xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang cũng khá nhộn nhịp. Chị Hồ Thị Liễu – chủ một cơ sở sản xuất đầu lân cho biết, trung bình mỗi tháng, cơ sở của chị xuất xưởng 3.000 đầu lân các loại, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Làng nghề trống cơm, đầu lân "cháy hàng" mùa Tết Trung Thu - 6

Theo chị Liễu, hiện nay các sản phẩm truyền thống phục vụ thị trường Trung Thu, như: ông lân, trống cơm... rất đắt hàng. Việc sản xuất đầu lân có thay đổi so với trước đây nhưng con lân vẫn giữ được hình dáng truyền thống ban đầu. Đặc biệt hơn là giá trị tinh thần, quan niệm về sự may mắn vẫn còn vẹn nguyên nét đẹp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Đáng ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN