Kiên Giang: Nhổ cỏ dại đan thành giỏ, nón, bán sang Tây

Sự kiện: Kinh Doanh

Người dân xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang phấn khởi vì những sản phẩm làm từ cỏ bàng hiện có đầu ra ổn định, góp phần bảo tồn loài - sinh cảnh (BTL-SC) ở Phú Mỹ, đảm bảo sinh kế cho người dân và làng nghề cỏ bàng. Từ loài cỏ dại này, người dân đan thành các sản phẩm như giỏ, nón... để doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.

Từ tháng 8-2017, Ban Giám đốc Ban quản lý Khu (BQLK) BTL-SC Phú Mỹ bắt đầu ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty Cổ phần Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long (gọi tắt Công ty Vĩnh Long) để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài...

Kiên Giang: Nhổ cỏ dại đan thành giỏ, nón, bán sang Tây - 1

Người dân ấp Trà Phọt, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) phơi cỏ bàng để làm nguyên liệu đan các sản phẩm như giỏ, nón...phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài.

Ông Lâm Hồng Tuấn - Phó Giám đốc BQLK BTL-SC Phú Mỹ cho biết, hàng quý, Công ty Vĩnh Long sẽ đặt hàng người dân Phú Mỹ làm các sản phẩm từ cỏ bàng như giỏ, nón… Ban quản lý làm đầu mối đặt hàng người dân địa phương, sau đó thu gom sản phẩm giao cho công ty. 

Thời gian đầu mới ký hợp đồng với Công ty Vĩnh Long, BQLK BTL-SC Phú Mỹ tổ chức tập huấn, đào tạo cho lao động địa phương để họ làm các sản phẩm như công ty đặt hàng.

“Một đồng chí trong ban giám đốc phải vay tín chấp bằng lương từ ngân hàng để ban quản lý có tiền thuê người tập huấn, đào tạo, hỗ trợ tiền ăn cho người dân tham gia tập huấn, mua nguyên liệu ban đầu, thu mua sản phẩm của người dân giao cho công ty”, ông Lâm Hồng Tuấn cho biết.

Lúc đầu chỉ có vài chục người tham gia tập huấn, đào tạo và làm ra các sản phẩm để bán cho công ty. Hơn một năm nay đầu ra ổn định, giá thành lại khá nên khoảng 250 người dân tham gia sản xuất. Hàng tuần, người dân cung cấp hơn 4.000 sản phẩm cho doanh nghiệp.  

Bà Thị Đắp (56 tuổi), ngụ ấp Trà Phọt, xã Phú Mỹ cho biết, bà và con gái đan được từ 8 - 10 sản phẩm/ngày. Thu nhập của mỗi người từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. “Công việc nhẹ nhàng và có thể làm trong thời gian nhàn rỗi. Vì vậy, chúng tôi có thể tận dụng thời gian để làm việc khác kiếm thêm thu nhập giúp cuộc sống ổn định hơn”, bà Đắp cho biết.

Đồng chí Trần Trung Hưng - nhân viên BQLK BTL-SC Phú Mỹ cho biết, người dân tập trung đan trọn một ngày thì mỗi tháng thu nhập có thể từ 5 - 7 triệu đồng. 

Hiện nguồn nguyên liệu cỏ bàng rất dồi dào, có sẵn tại địa phương. Người dân ở một số ấp của các xã Phú Mỹ, Phú Lợi và Tân Khánh Hòa tham gia làm ra các sản phẩm để bán cho Công ty Vĩnh Long. BQLK BTL-SC Phú Mỹ đứng ra làm đầu mối thu gom và giao sản phẩm cho công ty.

Trung bình một năm, sản phẩm người dân bán cho công ty hơn 5 tỷ đồng. Ngoài những hộ dân trực tiếp đan đát, những hộ dân khác cũng có việc làm từ nhổ cỏ bàng thuê, với mức thu nhập trên 200.000 đồng/hộ/ngày.

“Chúng tôi cố gắng tạo sinh kế cho người dân từ cỏ bàng. Từ đó, người dân sẽ tự ý thức bảo vệ vùng nguyên liệu cỏ bàng, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học ở khu bảo tồn”,  ông Lâm Hồng Tuấn phân tích. 

Nghề lạ ở Ninh Bình: Cân cát lấy tiền, cứ 1 kg bán hơn 1 triệu đồng

Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tây Hồ ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN